Hà Nội, Ngày 25/01/2025

Triển khai Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”

Ngày đăng: 20/09/2024   14:59
Mặc định Cỡ chữ

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu tại Lễ phát động Đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc". Ảnh: VGP

Mục đích của Kế hoạch nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong công tác tổ chức thực hiện thi công các công trình, hạng mục công trình để tập trung cao điểm thực hiện thắng lợi mục tiêu “hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc trước ngày 31/12/2025” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển hạ tầng giao thông đường bộ.

Nội dung Kế hoạch nêu rõ: Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về mục tiêu phát triển đường bộ cao tốc, các bộ, ban, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (bộ, ngành, địa phương), tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân thực hiện các nội dung sau:

Thi đua lao động sáng tạo, hoàn thành đúng tiến độ, vượt kế hoạch, đảm bảo chất lượng các công trình, dự án đường bộ cao tốc trên địa bàn các tỉnh, thành phố theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Thi đua thi công, tư vấn giám sát bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh môi trường, an toàn lao động, tạo cảnh quan không gian phát triển của dự án sau khi hoàn thành; phối hợp với địa phương để tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan đến vật liệu xây dựng, giải phóng mặt bằng.

Thi đua đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo thuận lợi, khắc phục phiền hà và giảm chi phí cho các nhà đầu tư; công khai, minh bạch thông tin để các cấp có thẩm quyền và các tầng lớp nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện của các bộ, ngành, địa phương, thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong thực hiện dự án.

Thi đua nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, phương pháp quản lý hiện đại trong thiết kế, thi công, xây dựng, khai thác và quản lý các dự án đường cao tốc để nâng cao hiệu quả lao động, rút ngắn thời gian, tiết kiệm tài nguyên và nguồn nhân lực, sử dụng nguyên vật liệu có tính ứng dụng cao, thân thiện, an toàn với môi trường.

Thi đua tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận, chấp hành tốt chủ trương, tích cực tham gia giải phóng mặt bằng cho các dự án hạ tầng thuộc dự án đường cao tốc tại địa bàn cư trú.

Đợt thi đua cao điểm sẽ sơ kết vào tháng 12/2024; tổng kết vào cuối năm 2025.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn khen thưởng tổng kết, đánh giá Đợt thi đua.

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp phân công rõ trách nhiệm các thành viên trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc triển khai thực hiện Đợt thi đua ở các lĩnh vực, địa bàn cụ thể.

Đối với các chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát, các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức Đợt thi đua trong cơ quan, đơn vị đảm bảo an toàn, thiết thực, hiệu quả. Kế hoạch phải xác định rõ các mốc tiến độ hoàn thành các hạng mục chính như: nền đường, móng cấp phối đá dăm, bê tông nhựa, các công trình trên tuyến, hệ thống an toàn giao thông.

Các bộ, ngành, địa phương có liên quan đến xây dựng dự án cao tốc báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đợt thi đua về Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) vào tháng 12/2024 và khi tổng kết để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

Nhật Nam

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

“Tết thợ mỏ - mừng Đảng quang vinh” mang niềm vui đến với người lao động

Ngày đăng 24/01/2025
Sáng 23/01, Công ty Tuyển than Hòn Gai - Vinacomin tổ chức Chương trình “Tết thợ mỏ - mừng Đảng quang vinh”. Nhằm động viên, quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi gia đình người lao động của Công ty trong dịp Tết đến, xuân về.

VNPT - CA tiếp tục là giải pháp chữ ký số có chất lượng dịch vụ tốt nhất năm 2024

Ngày đăng 23/01/2025
Ngày 30/12/2024, tại Lễ công bố kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng dịch vụ các CA công cộng năm 2024, Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia (NEAC), Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng dịch vụ các CA công cộng năm 2024. Theo Báo cáo này, VNPT-CA của VNPT được đánh giá là một trong 3 giải pháp chữ ký số có chất lượng dịch vụ tốt nhất năm. Đồng thời, VNPT là nhà cung cấp chữ ký số dẫn đầu về thị phần và giá.

Huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội: Thi đua là đòn bẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 

Ngày đăng 23/01/2025
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị "về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng", phong trào thi đua và công tác khen thưởng tại huyện Mê Linh đã có những bước tiến đáng kể. Các phong trào thi đua yêu nước của huyện Mê Linh được tổ chức thường xuyên, liên tục có sự đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương, đơn vị, thực sự trở thành động lực quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mê Linh khắc phục khó khăn, thực hiện sáng tạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới. 

Trung tâm dữ liệu của QTSC đạt chứng chỉ Uptime Tier III

Ngày đăng 20/01/2025
Thành lập vào ngày 16/3/2001, qua gần 25 năm hình thành và phát triển, Khu Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) với tổng diện tích 43 hecta, đã thu hút được hơn 120 doanh nghiệp CNTT, trong đó có 06 doanh nghiệp với quy mô trên 1.000 người (SPS Vietnam, DIGI-TEXX, Vietnam Concentrix Services, Hitachi Digital Services Việt Nam, MISA, TMA Solutions) với 650 sản phẩm, giải pháp cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước và là nơi phục vụ cho hơn 21.000 người học tập, làm việc thường xuyên.

Nhà hát Múa rối Thăng Long: Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, nỗ lực bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật múa rối truyền thống

Ngày đăng 20/01/2025
Nhà hát Múa rối Thăng Long thành lập ngày 10/10/1969 với tên gọi ban đầu là Đoàn Nghệ thuật Kim Đồng, thực hiện nhiệm vụ biểu diễn rối cạn phục vụ thiếu nhi Thủ đô. Năm 1975, Đoàn đổi tên là Đoàn Múa rối Hà Nội; đến năm 2001 đổi thành Nhà hát Múa rối Thăng Long. 55 năm qua, dù trải qua nhiều thăng trầm, thử thách, các thế hệ lãnh đạo, nghệ sĩ, diễn viên, viên chức của Nhà hát Múa rối Thăng Long vẫn luôn đoàn kết một lòng, cùng nhau bền bỉ sáng tạo để đưa Nhà hát cùng nghệ thuật múa rối Thăng Long không ngừng phát triển, ngày càng tỏa sáng.

Tiêu điểm

Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 21/01, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã tổ chức Phiên họp lần thứ hai. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.