Hà Nội, Ngày 05/10/2024

Để điển hình ngày càng điển hình hơn

Ngày đăng: 19/09/2024   10:55
Mặc định Cỡ chữ

Xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến (ĐHTT) là nội dung, giải pháp quan trọng trong công tác thi đua, khen thưởng ở các cấp, ngành, địa phương.

Ảnh minh họa.

Thực tiễn cho thấy, ĐHTT là kết quả của quá trình nỗ lực, phấn đấu tự thân của chủ thể thi đua và sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức từ khâu phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng nhân tố mới thông qua quá trình học tập, công tác, cống hiến; trực tiếp là thông qua hoạt động thi đua thường xuyên.

Một trong những biện pháp quan trọng để có được ĐHTT tiêu biểu, thực chất là phải kết hợp chặt chẽ giữa phát hiện và bồi dưỡng, rèn luyện và xây dựng điển hình. Thực hiện tốt nội dung, biện pháp này sẽ khắc phục được tình trạng thụ động, “ngồi” chờ điển hình xuất hiện. Do đó, đòi hỏi lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên bám sát thực tiễn thi đua; kịp thời phát hiện những tập thể, cá nhân có cách làm sáng tạo, hiệu quả và có kế hoạch để xây dựng điển hình một cách phù hợp. Nhất là để các nhân tố mới được thử thách, rèn luyện trong môi trường khó khăn, trong xử lý, giải quyết việc mới, việc khó... Cũng qua đó mà từng bước xây dựng nhân tố mới lên điển hình ở một hoặc một số lĩnh vực, rồi phát triển thành ĐHTT toàn diện. 

Một yếu tố quan trọng khác, đó là việc bồi dưỡng, xây dựng ĐHTT phải được quan tâm đúng mức, tránh việc "dồn sức" xây dựng một vài điển hình như kiểu "nuôi gà chọi" mà không quan tâm tới tính tổng thể, toàn diện của phong trào và các chủ thể thi đua khác. Đặc biệt, phải kết hợp giữa xây dựng điển hình với tích cực đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng ĐHTT. Thực chất, đây là việc tổng kết và phổ biến kinh nghiệm, cách làm hay, đặc sắc của mô hình, điển hình đã được khẳng định, kiểm chứng. Qua đó lôi cuốn, cổ vũ mọi người học và làm theo điển hình, để người tốt, việc tốt ngày càng sinh sôi rộng khắp, trở nên phổ biến một cách thực chất.

Cũng cần nói thêm, việc phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng thành công điển hình đã khó, nhưng việc giữ vững điển hình, nhân rộng điển hình còn khó hơn gấp bội. Bởi lẽ, việc xây dựng điển hình chỉ thực sự hiệu quả khi họ giữ vững, phát huy được vai trò xuyên suốt trong quá trình tổ chức phong trào thi đua. Do vậy, phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng động cơ, mục đích thi đua đúng đắn cho mọi đối tượng; đồng thời quán triệt để cán bộ, đảng viên, quần chúng nhận thức rõ: Giữ vững và phát huy vai trò của ĐHTT là nhằm mục đích thúc đẩy phong trào thi đua phát triển không ngừng, làm xuất hiện, nhân rộng thêm nhiều ĐHTT. Cùng với đó, trong từng giai đoạn của phong trào thi đua cần có sự điều chỉnh chỉ tiêu thi đua, tiêu chí phấn đấu để nâng ĐHTT theo hướng ngày càng cao và bảo đảm ĐHTT mới xuất hiện có chất lượng cao hơn, hoàn thiện hơn về mọi mặt. 

Để tạo động lực giữ vững và phát huy hơn nữa vai trò của các điển hình, tạo sức hút cho nhân tố mới phấn đấu vươn lên trở thành ĐHTT cần kết hợp chặt chẽ giữa động viên, khuyến khích với thực hiện hợp lý các chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ. Đặc biệt, các tập thể, cá nhân được tôn vinh, khen thưởng nhất thiết không được thỏa mãn, dừng lại, bằng lòng với thành tích đạt được mà phải xác định rõ trách nhiệm tiếp tục phấn đấu, rèn luyện để trở thành điển hình toàn diện hơn, xứng đáng với sự ghi nhận, tôn vinh của tập thể./.

Theo: dangcongsan.org.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng - Nền tảng cho sự phát triển ổn định, tự chủ

Ngày đăng 24/09/2024
Yêu cầu về chủ quyền quốc gia trên không gian mạng có ý nghĩa sống còn cho Việt Nam khi chuyển sang thế giới số. An ninh mạng chỉ là một thành phần chính trong vấn đề chủ quyền này. Dựa trên thực trạng, hệ thống lý luận đề xuất các dự báo, yêu cầu và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng đối với nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đoàn thể và mỗi cá nhân.

Tiêu chuẩn “6 dám” đối với cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay

Ngày đăng 26/08/2024
Tại Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, Bộ Chính trị đã nhấn mạnh yêu cầu xây dựng đội ngũ có bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách; dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thách thức, hành động vì lợi ích chung, vì nước, vì dân. Những yêu cầu nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Xây dựng văn hóa liêm, chính

Ngày đăng 20/08/2024
Liêm, chính là phạm trù rất rộng, thuộc về lĩnh vực ý thức tư tưởng, đạo đức, về phần "người" trong mỗi con người. Ý nghĩa của liêm, chính cũng được nghiên cứu, bàn luận ở nhiều góc độ, được cụ thể hóa ở mỗi ngành nghề khác nhau. Song, bản chất của liêm, chính như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lý giải: Liêm là trong sạch, không tham lam; Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn.

Thực hành tín ngưỡng tôn giáo lành mạnh, đúng pháp luật

Ngày đăng 16/08/2024
Thời gian qua, tại nhiều địa phương trên cả nước xuất hiện những đối tượng lạ tìm cách tiếp cận người dân để tuyên truyền, dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào hoạt động của các tổ chức bất hợp pháp núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó nổi lên gần đây là hội nhóm xưng danh “Pháp luân công”. Từ đây làm phát sinh những bất ổn, gây mất trật tự an ninh xã hội, khiến dư luận bức xúc.

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: Sự thật không thể phủ nhận

Ngày đăng 06/08/2024
Nhiều năm qua, các đối tượng thiếu thiện chí, cực đoan, phản động không ngừng tìm mọi phương thức, thủ đoạn hòng chống phá Đảng, Nhà nước ta. Một trong những vấn đề mà họ thường xuyên rêu rao, bịa đặt, đeo bám quyết liệt là xuyên tạc, vu khống về tình hình tự do, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Thủ đoạn, hoạt động này tiếp tục được các thế lực thù địch đẩy mạnh trong năm 2024.