Hà Nội, Ngày 08/09/2024

Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung hoàn thiện Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị

Ngày đăng: 07/06/2024   16:12
Mặc định Cỡ chữ

Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế được đẩy mạnh. Nhiều chỉ số trong công tác cải cách hành chính của tỉnh luôn nằm trong nhóm “Tốt” của cả nước. Các quy hoạch, đề án quan trọng phục vụ cho mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương được tập trung triển khai thực hiện hiệu quả;…

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh.

Những kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua

Xác định vị trí, tầm quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế, nhất là việc phát triển đô thị Huế có ý nghĩa về nhiều mặt đối với khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước, gắn kết với giữ gìn và tôn vinh các giá trị di sản, văn hóa, cảnh quan đặc sắc của vùng đất cố đô, ngày 25/5/2009, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 48-KL/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020. Nghị quyết số 48-KL/TW nêu rõ: “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao… xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông nam châu Á”. Đặc biệt, tại Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ mục tiêu: “Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh”.

Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả nổi bật. Cụ thể năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá; hoạt động thương mại khởi sắc; đời sống vật chất của người dân được nâng cao; an sinh xã hội được đảm bảo; có 14/14 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2022 đạt 8,56%, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây; các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng khá, khu vực dịch vụ tăng trưởng 11,03%. Tổng thu ngân sách nhiều năm liền đạt mức ổn định, thu ngân sách nhà nước năm 2022 đạt trên 12.700 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ, trong đó, tất cả các khoản, mục thu đều tăng; chi ngân sách đạt 11.791 tỷ đồng, bằng 98,9% dự toán; hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư, tạo ra một đô thị có chất lượng sống và môi trường sinh thái được đảm bảo. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, hệ thống các di sản văn hóa - lịch sử được quan tâm bảo tồn, nâng cấp tốt và đã được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. GRDP bình quân đầu người đến năm 2022 đạt 57 triệu đồng, tương đương 2.429 USD, tăng 10,9% so cùng kỳ, vượt 79 USD so với kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.230 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 đạt 7,03% (xếp thứ 28/63 tỉnh/thành cả nước và thứ 9/14 tỉnh/thành trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ), cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. Tổng sản phẩm trong tỉnh ước đạt 73.230 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người ước đạt 2.665 USD, tăng 9,5% so cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước hơn 11.000 tỷ đồng, vượt dự toán tỉnh giao. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 31.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, lượng khách và doanh thu từ du lịch tăng mạnh so với cùng kỳ; sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá. Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, có tác động lan tỏa, tạo không gian phát triển mới và động lực cho phát triển bền vững.

Toàn tỉnh hiện có hai khu kinh tế (Chân Mây - Lăng Cô và cửa khẩu A Đớt). Trong đó, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô có 49 dự án đầu tư được cấp phép còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 81.778 tỷ đồng, sử dụng 1.914 ha, trong đó có 19 dự án đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 46.910 tỷ đồng, 26 dự án đang triển khai xây dựng với tổng số vốn đăng ký 27.762 tỷ đồng. Như vậy, với tổng số vốn đăng ký khoảng 4 tỷ USD, khu kinh tế là trọng điểm khu hút đầu tư phát triển của tỉnh, đồng thời được xác định là động lực quan trọng để góp phần đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến rõ nét; từng bước phát huy được vị thế của “4 trung tâm”. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch đạt được nhiều kết quả quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm còn 2,27%.

Công tác cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh được đẩy mạnh. Nhiều chỉ số trong công tác cải cách hành chính của tỉnh luôn nằm trong nhóm “Tốt” của cả nước. Các quy hoạch, đề án quan trọng phục vụ cho mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương được tập trung triển khai thực hiện hiệu quả; tình hình quốc phòng, an ninh được giữ vững… đã góp phần quan trọng tạo nền tảng vững chắc để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Tập trung xây dựng Đề án để tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Triển khai nội dung Nghị quyết số 54-NQ/TW và Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị, tỉnh Thừa Thiên Huế đang khẩn trương xây dựng hoàn thiện “Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế” (sau đây gọi tắt là Đề án) để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Cụ thể, Đề án của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đang xây dựng hiện nay thống nhất theo phương án mô hình các đơn vị hành chính (ĐVHC) thành phố trực thuộc Trung ương (trong đó có phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 đảm bảo theo quy định tại Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 117/NQ-CP của Chính phủ). Theo đó, phương án mô hình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương có 09 ĐVHC, gồm 02 quận, 03 thị xã và 04 huyện. Trong đó, thành phố Huế chia thành 02 quận; thành lập thị xã Phong Điền (trên cơ sở huyện Phong Điền); sáp nhập huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông thành 01 huyện mới và giữ nguyên hiện trạng 05 ĐVHC cấp huyện: thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, huyện Quảng Điền, huyện A Lưới và huyện Phú Vang. Với phương án trên, số ĐVHC cấp huyện không tăng, giảm 08 ĐVHC cấp xã (giảm 17 xã, tăng 09 phường), từ 141 xuống còn 133 ĐVHC cấp xã (gồm 78 xã, 48 phường, 07 thị trấn).

Sau khi UBND tỉnh quyết định thành lập Tổ công tác, phê duyệt đề cương, dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức đấu thầu, lựa chọn đơn vị tư vấn, Sở Nội vụ đã chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ, thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các ĐVHC cấp huyện, cấp xã có liên quan để phục vụ xây dựng Đề án.

Trên cơ sở dự thảo Đề án đã hoàn thành và ý kiến tại Công văn số 416/BNV-CQĐP ngày 23/01/2024 của Bộ Nội vụ về góp ý Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cử tri, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 26/01/2024 về việc tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, đã tổ chức lấy ý kiến cử tri tại 141 ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh từ ngày 26/02/2024 đến hết ngày 02/3/2024. Tính đến nay, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đã hoàn thành việc tổ chức kỳ họp để thống nhất ý kiến cử tri tại địa phương về các chủ trương sắp xếp ĐVHC liên quan và thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; thống nhất thông qua Đề án đề nghị công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I, nhằm đảm bảo điều kiện trình Quốc hội quyết định việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Hiện nay, UBND tỉnh đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng xem xét, quyết định công nhận Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế đạt tiêu chí đô thị loại I; báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực dự kiến thành lập quận, phường và báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị đối với các đô thị đã được công nhận loại đô thị trên địa bàn tỉnh; Đề án phân loại đô thị loại IV đối với khu vực dự kiến thành lập thị xã Phong Điền và báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực dự kiến thành lập phường, thuộc thị xã Phong Điền để đảm bảo hồ sơ Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự kiến sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế đạt tiêu chí đô thị loại I, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế để trình Bộ Nội vụ thẩm định, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét trước khi trình Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo thẩm quyền.

Như vậy, sau gần 15 năm (từ thời điểm Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế), với sự nỗ lực thực hiện, sự quyết tâm cao của các bộ, cơ quan Trung ương và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân của tỉnh Thừa Thiên Huế… những nội dung tại Kết luận số 48-KL/TW và Nghị quyết số 54-NQ/TW đã được hiện thực hóa, đi vào cuộc sống với những kết quả quan trọng. Đến nay, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được nhiều kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng GRDP cao hơn mức bình quân chung của cả nước, xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội có chuyển biến tích cực và đang dần trở thành một trung tâm văn hóa lớn đặc sắc của cả nước hướng đến đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện; quốc phòng, an ninh được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; luôn quan tâm xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; hệ thống hạ tầng đô thị được đầu tư, xây dựng tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương./.

 

Trần Minh Long, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế

tcnn.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao

Ngày đăng 04/09/2024
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ tham mưu hoàn thiện cơ chế, chính sách trong thu hút, trọng dụng nhân tài, nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao nói chung và đội ngũ cán bộ quản trị, vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia nói riêng.

Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ngày đăng 04/09/2024
Trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tựa đề "Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới".

Hà Nội tìm giải pháp nâng cao các chỉ số cải cách hành chính

Ngày đăng 29/08/2024
Thành phố Hà Nội cần nhìn thẳng vào những tồn tại, hạn chế, phân tích các nguyên nhân chủ quan, khách quan đặc biệt là nguyên nhân chủ quan để có các giải pháp hiệu quả khắc phục, nâng cao các chỉ số cải cách hành chính trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Hà Nội hợp nhất 3 ban chỉ đạo về cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06: Một việc - một đầu mối xuyên suốt

Ngày đăng 22/08/2024
Thực hiện hợp nhất 3 ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 thành một ban chỉ đạo chung là bước đột phá lớn của thành phố Hà Nội, thể hiện “tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, “một việc - một đầu mối xuyên suốt”, góp phần hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Ngày đăng 12/08/2024
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tập trung triển khai phấn đấu đến hết năm 2024 đạt 80% dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến, 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính; đến năm 2025 đạt 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân.