Hà Nội, Ngày 15/10/2024

Quản trị quốc gia và cung ứng dịch vụ công - Governance and public service provision

Ngày đăng: 06/06/2024   16:07
Mặc định Cỡ chữ

Thu hút người sử dụng dịch vụ và công dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, thiết kế và cung ứng dịch vụ không phải là điều mới mẻ, nhưng ngày càng được coi là yếu tố then chốt của quản trị tốt ở nhiều nước - Engaging service users and citizens in policy-making and the design and delivery of services is not new, but it is increasingly seen as a key element of good governance in many countries.

 

Phương pháp hợp tác

Trong các thập niên 1980 và 1990, nhiều chính phủ đặt mục tiêu giảm quy mô và vai trò của khu vực công vì cho rằng khu vực này kém hiệu quả hơn khu vực tư trong việc cung ứng dịch vụ công. Điều này dẫn đến thay đổi đáng kể từ việc trực tiếp cung cấp dịch vụ thông qua các tổ chức khu vực công sang cạnh tranh theo cơ chế thị trường và các mối quan hệ hợp đồng với các tổ chức tư nhân hoặc phi lợi nhuận. Những người ủng hộ lập luận rằng chính sách này giúp chính phủ (nhà nước) tránh được những cáo buộc thiên vị và việc mở cửa hệ thống dịch vụ công sẽ khuyến khích nhiều nhà cung ứng tham gia hơn. Sự gia tăng cạnh tranh sẽ làm giảm giá thành, nâng cao chất lượng và thúc đẩy sự đổi mới không ngừng giữa các nhà cung ứng.

Trong khi cạnh tranh là trọng tâm chính của nhiều chính phủ cho đến đầu thập niên 1990, các chính phủ khác lại xác định mối quan hệ đối tác (hợp tác) với các nhà cung ứng là yếu tố thiết yếu. Các chính phủ này đã thúc đẩy cách tiếp cận hợp tác hơn, lập luận rằng tăng cường đối thoại giữa người mua và nhà cung ứng có thể làm giảm chi phí thông qua việc nhận diện những điểm thiếu hiệu quả trong chuỗi cung ứng. Bằng việc nhấn mạnh vào sự phối hợp và hợp tác, các sáng kiến chính sách của họ nhằm vào việc thay đổi bản chất của chức năng mua sắm và mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhà cung ứng. Chính sách của họ về hợp đồng với bên ngoài (thuê ngoài) phản ánh cả mô hình thị trường theo lý thuyết lựa chọn công và các thỏa thuận hợp tác sản xuất giữa các khu vực công, tư và phi lợi nhuận. Lý thuyết lựa chọn công khuyến khích các cá nhân tối đa hóa các cơ hội kinh tế và thịnh vượng của cá nhân, trong khi lợi ích công yêu cầu có sự tìm hiểu hoặc thông cảm với nhu cầu của người khác. 

Cũng như các nội dung khác của Quản lý công mới (NPM), việc sử dụng cơ chế hợp đồng và Quan hệ đối tác công - tư (PPP) đã và đang phát triển trên bình diện quốc tế. Tuy nhiên, việc vận hành những cách tiếp cận này khác nhau ở mỗi nước và các quy trình thực hiện được vận dụng phù hợp với đặc thù hệ thống hiến pháp, pháp luật và quản trị cụ thể của từng nước.

Partnership Approach

In the 1980s and 1990s, many governments aimed to reduce the size and role of the public sector, believing it to be less efficient than the private sector in delivering public services. This led to a significant shift from direct service provision through public sector organizations towards market-based competition and contractual relationships with private or non-profit organizations. Proponents of this policy argue that it helps governments avoid accusations of favoritism and that the system's openness encourages more suppliers to participate. Increased competition, in turn, is expected to reduce prices, improve quality, and spur innovation among suppliers.

While competition was a key focus for many governments until the early 1990s, other governments have identified partnership relations with suppliers as essential. These governments have promoted a more collaborative approach, arguing that increased dialogue between purchasers and suppliers can reduce costs by identifying inefficiencies in the supply chain. Emphasizing cooperation and collaboration, their policy initiatives aim to transform the nature of the procurement function and the relationship between government agencies and suppliers. Their contracting (outsourcing) policies reflect both the market model proposed by public choice theorists and new co-production arrangements between the public, private, and nonprofit sectors. Public choice theory encourages individuals to maximize economic opportunities and personal wealth, while public interest requires identifying with or sympathizing with others' needs.

As with other aspects of New Public Management (NPM), the use of contracting and Public - Private Partnerships (PPPs) has grown internationally. However, the drivers for these approaches differ in each country, and the processes are adapted to each country's specific constitutional, legal, and governance arrangements.

 

Gắn kết với công chúng

Thu hút người sử dụng dịch vụ và công dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, thiết kế và cung ứng dịch vụ không phải là điều mới mẻ, nhưng ngày càng được coi là yếu tố then chốt của quản trị tốt ở nhiều nước. Do đó, nhiều chương trình và sáng kiến mới được đưa ra để đảm bảo sự tham gia nhiều hơn của công chúng. Sự tham gia (việc gắn kết với công chúng) có thể dưới nhiều hình thức. Các phương pháp tiếp cận ít tương tác hơn bao hàm luồng thông tin một chiều từ các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý tới công chúng. Các cách tiếp cận tương tác hơn bao gồm tham vấn - liên quan đến luồng thông tin hai chiều, trao đổi quan điểm và góc nhìn giữa các nhà hoạch định chính sách/nhà quản lý với người sử dụng dịch vụ/công dân - và đồng sáng tạo (hợp tác sản xuất) - bao hàm mối quan hệ đối tác tích cực giữa các nhà cung ứng với công chúng để phát triển chiến lược, thiết kế và cung ứng dịch vụ, và giám sát theo các định chuẩn.  

Sự tham gia có thể bao gồm nhiều nhóm của các bên liên quan khác nhau. Trong một số hoàn cảnh, việc gắn kết chủ yếu với những người sử dụng dịch vụ là phù hợp, trong khi ở những hoàn cảnh khác, cần có sự tham gia của toàn thể công chúng. Ngoài ra, đôi khi cần phải làm việc với các cộng đồng trên địa bàn hay có quan tâm cụ thể. Có rất nhiều kỹ thuật thu hút sự tham gia của công chúng, nhưng điều quan trọng là các công cụ mà một tổ chức sử dụng phải ăn khớp với mục đích và phù hợp với năng lực của chính tổ chức đó cũng như của các nhóm mà tổ chức muốn gắn kết.

Những nỗ lực hiện tại nhằm cải thiện dịch vụ và hiện đại hóa hệ thống quản trị đã và đang đặt việc gắn kết với công chúng lên hàng đầu. Sự tham gia của công chúng hứa hẹn nhiều lợi ích tiềm năng nhưng cũng đặt ra những thách thức to lớn. Có nhiều bài học kinh nghiệm có thể được đúc rút từ hàng loạt các loại hình dịch vụ và từ các nước khác nhau. Các nhà hoạch định chính sách, chính trị gia và người quản lý dịch vụ công phải dành thời gian và duy trì tư duy cởi mở để sử dụng khối lượng bằng chứng ngày càng nhiều này khi phát triển cách tiếp cận của tổ chức mình đối với việc gắn kết với công chúng. Họ cũng nên quan tâm xem xét kỹ lưỡng khả năng phối hợp hành động của mình với các cơ quan địa phương khác.

Public Engagement

Engaging service users and citizens in policy-making and the design and delivery of services is not new, but it is increasingly seen as a key element of good governance in many countries. Consequently, numerous new programs and initiatives have been launched to ensure greater public participation. Engagement can take many forms. Less interactive approaches involve a one-way flow of information from policymakers and managers to the public. More interactive approaches include consultation, which involves a two-way flow of information, views, and perspectives between policymakers/managers and users/citizens, and co-production, which involves an active partnership between providers and the public to develop strategies, design and deliver services, and monitor standards.

Participation may involve a range of different stakeholder groups. In some situations, it is appropriate to engage primarily with service users, while in others, it is necessary to involve the public as a whole. Additionally, it is sometimes important to work with particular communities of place or interest. There is a vast array of techniques for public engagement, and it is crucial that the tools used by an organization are fit for purpose and appropriate to its own capacity and that of the groups with which it seeks to engage.

Current efforts to improve services and modernize governance systems have placed public engagement at the forefront. Public participation offers a range of potential benefits but also presents formidable challenges. There is a wealth of experience to be drawn from across various services and countries. Policymakers, politicians, and public service managers must take the time and maintain an open mind to utilize this growing body of evidence when developing their organization’s approach to public engagement. They should also carefully consider the potential for coordinating their actions with those of other local agencies.

Bình đẳng

Bình đẳng có nghĩa là sự đảm bảo rằng các nhóm người khác nhau có địa vị xã hội ngang bằng và được đối xử công bằng. Các khái niệm bình đẳng và bất bình đẳng về căn bản mang tính chính trị đã và đang được thể chế hóa trong khu vực công theo những cách cụ thể. Cùng với các thuật ngữ như "công bằng", "công lý xã hội", hay gần đây nhất là "loại trừ xã hội" - các khái niệm này có nguồn gốc lịch sử và thường thay đổi. Trong những năm gần đây, ý nghĩa của các khái niệm này đã có bước chuyển, phản ánh sự thay đổi của các điều kiện xã hội, kinh tế và chính trị. Bình đẳng không phải là nguyên tắc bất biến hay phổ quát của quản lý công. Thay vào đó, luật pháp và chính sách bình đẳng là kết quả từ nỗ lực của các nhóm cụ thể nhằm khắc phục những bất bình đẳng về cơ cấu liên quan đến sự phân chia xã hội như giai tầng, giới, chủng tộc, khuyết tật và giới tính. Tính đa dạng ngày càng được chú trọng, với việc ghi nhận sự cần thiết ứng phó với những khác biệt và tìm hiểu một khái niệm tích cực và năng động hơn về công bằng xã hội. Khi tính đa dạng được nhìn nhận là nguồn đóng góp cho hiệu quả công tác, các chương trình nghị sự về bình đẳng thường xuyên trở thành nội dung cốt lõi trong các chiến lược của tổ chức. Những chuyển đổi này đặt ra những thách thức đáng kể cho khu vực công, với khả năng phản hồi chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm việc áp dụng các thực tiễn quản lý và công tác mới, việc tái định hình mối quan hệ giữa các hệ thống công vụ và công chúng theo quan điểm của người tiêu dùng và hiệu ứng của các mô hình quản trị (quản trị quốc gia) mới nổi. 

Các hình thức quản trị mạng lưới trong khu vực công có nghĩa là nhiều hành động dường như không liên quan đến các vấn đề khác biệt lại tác động đáng kể đến các mô hình bình đẳng và bất bình đẳng, bao gồm các cách tiếp cận quản trị mạng lưới đối với việc lấy ý kiến tham vấn; tính đại diện trong các tổ chức đối tác; sự lựa chọn nhân sự để phát triển sáng kiến hay dự án mới; các phương pháp phát triển chiến lược cộng đồng và quan hệ đối tác chiến lược địa phương; các loại hợp đồng với các tổ chức cộng đồng hoặc khu vực tình nguyện; cách thức khái niệm hóa "cộng đồng", "tính đa dạng" và "sự khác biệt".

Equality

Equality means ensuring that different groups of people have equal social status and receive fair treatment. The concepts of equality and inequality are fundamentally political and have become institutionalized in the public sector in specific ways. Along with terms such as "fairness", "social justice", and more recently, "social exclusion"; these concepts are historically rooted and mutable. In recent years, their meanings have shifted, reflecting changing social, economic, and political conditions. Equality is not an unchanging or universal principle of public management. Instead, equality legislation and policies are the result of efforts by particular groups to overcome structural inequalities related to social divisions such as class, gender, race, disability, and sexuality. There has been an increasing emphasis on diversity, recognizing the need to respond to differences and pursue a more active and dynamic concept of social justice. As diversity is increasingly seen as contributing to business effectiveness, equality agendas are more frequently at the core of organizational strategies. These transformations present significant challenges for the public sector. Its capacity to respond is influenced by various factors, including the adoption of new business and management practices, the reshaping of relationships between public services and the public by consumerist notions, and the effects of emerging patterns of governance.

Network forms of governance in the public sector mean that many actions, which may appear unrelated to issues of difference, significantly impact patterns of equality and inequality. These include network governance approaches to consultation; representation on partnership bodies; the selection of staff for new projects or initiatives; methods for developing community strategies and local strategic partnerships; types of contracts with voluntary or community sector organizations; and the ways in which "community", "diversity", and "difference" are conceptualized.

Thông tin và Truyền thông

Đầu thập niên 1990, chính phủ các nước phát triển bắt đầu chú trọng tìm hiểu tiềm năng của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Kể từ đó, các công nghệ này cùng với sự ứng dụng của mình đã có những tiến bộ đáng kể. Các thuật ngữ “Chính phủ số”, “Chính phủ trực tuyến”, “Chính phủ điện tử”, “Quản trị điện tử” đã và đang được sử dụng rộng rãi để mô tả việc ứng dụng ICT hiện đại trong quản lý các hệ thống kinh tế - xã hội. Các sáng kiến này nhằm nâng cao kết quả thực thi và tính hiệu suất của quản trị quốc gia.

Cũng như các doanh nghiệp đã học cách tận dụng thương mại điện tử, các chính phủ và hệ thống công vụ cũng đã vận dụng thích hợp để khai thác khả năng của chính phủ điện tử và chính phủ số. Nhiều nhà bình luận hy vọng rằng việc sử dụng ICT một cách thông thái sẽ phát huy tính hợp pháp của các thiết chế chính trị và dịch vụ công thông qua việc dễ tiếp cận, đáp ứng và thông suốt hơn, từ đó giúp cho sự tham gia của công dân được thuận lợi và có ảnh hưởng hơn. Tuy nhiên, mong muốn này có thể khó thành nếu việc sử dụng các kênh điện tử cho các dịch vụ công và sự tham gia của người dân làm tăng thêm “loại trừ xã hội” (bất lợi xã hội) qua việc gia tăng "khoảng cách số" giữa những người có thể tiếp cận và có kỹ năng sử dụng công nghệ mới với những người không có. Chính phủ số cũng sẽ không đạt được mục tiêu của mình nếu công dân chưa đủ niềm tin vào công nghệ số hoặc lo ngại thông tin cá nhân của họ bị lạm dụng. Ngoài ra, các dịch vụ công yêu cầu có những đảm bảo chuẩn, mạnh hơn đối với xác thực danh tính công dân để phòng ngừa gian lận trong các giao dịch trực tuyến.

Do vậy, đầu tư vào các công nghệ phù hợp và đảm bảo để các hoạt động đáng tin cậy chỉ là một phần thách thức mà ICT đặt ra. Chính phủ trong thời đại thông tin cũng đòi hỏi phải xây dựng các chính sách hiệu quả về hòa nhập và công bằng xã hội, quyền riêng tư và quản lý định danh. Trọng tâm đang chuyển từ việc đơn thuần quản lý đổi mới công nghệ sang giải quyết các tác động chính sách rộng hơn của các phương pháp xử lý thông tin và khai thác tri thức được được nâng cao về mặt công nghệ.

Information and Communications

In the early 1990s, governments in the developed world began to seriously explore the potential of information and communications technologies (ICTs). Since then, there have been significant advancements in these technologies and their applications. The terms “Digital Government”, “Online Government,” “E-Government”, and “E-Governance” are now widely used to describe the application of modern ICT in the management of socio-economic systems. These initiatives aim to enhance the performance and efficiency of governance.

Just as businesses have learned to leverage e-commerce, governments and public services have adapted to harness the capabilities of e-government and digital government. Many commentators hope that the wise use of ICTs will promote the legitimacy of political institutions and public services by making them more accessible, responsive, and comprehensible, thereby allowing citizens to engage with them more easily and influentially. However, this hope may be frustrated if the use of electronic channels for public services and democratic engagement exacerbates “social exclusion” by widening the "digital divide" between those with access to new technologies and the skills to use them, and those without. Digital government will also fail to achieve its goals if citizens do not trust digital technologies or fear the misuse of their personal information. Additionally, public services require increasingly robust guarantees of citizen identity to prevent fraud in online transactions.

Thus, investing in the right technologies and ensuring their reliable operation is only part of the challenge posed by ICTs. Information-age government also necessitates the establishment of effective policies for social inclusion, privacy, and identity management. The focus is shifting from merely managing technological innovation to addressing the broader political implications of technologically enhanced methods of information processing and knowledge exploitation./.

TS Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Bộ Nội vụ)

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

TÀI NĂNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NĂNG - TALENT AND TALENT MANAGEMENT

Ngày đăng 24/09/2024
Các nhà nước luôn nỗ lực tuyển dụng, giữ chân, đãi ngộ - khen thưởng và phát triển đội ngũ nhân viên công (cán bộ, công chức, viên chức) của mình. Tuy nhiên, họ phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ khu vực tư, nơi thường thu hút những nhân tài hàng đầu nhờ các cơ hội và những gói thù lao hấp dẫn. Nếu các cơ quan nhà nước không thể tuyển dụng và giữ chân được những cá nhân có năng lực sẽ ảnh hưởng tới năng suất hiệu quả và làm trầm trọng thêm những khuyết yếu trong chu trình quản trị quốc gia. Điều này cũng khiến cho khu vực công gặp thách thức phức tạp hơn khi quản lý việc thực thi ngày càng được chú trọng và khi trách nhiệm giải trình, kết quả công tác trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, "cuộc chiến giành nhân tài" đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các hệ thống công vụ trên toàn cầu, trong quá trình xây dựng một lực lượng lao động có động lực, kỹ năng nhằm cung ứng dịch vụ công hiệu quả và thúc đẩy những kết quả tác động tích cực cho xã hội - Governments are constantly striving to recruit, retain, reward, and develop their pool of public employees. However, they face fierce competition from the higher-paying private sector, which often attracts top talent with more lucrative compensation packages and opportunities. When governments are unable to recruit and retain capable individuals, it exacerbates a vicious cycle of weak governance and inefficiency. This challenge is compounded by the growing emphasis on performance management in the public sector, where accountability and results are more critical than ever. As a result, the "war for talent" has become a top priority for civil services worldwide, as they seek to build a skilled and motivated workforce capable of delivering public services effectively and driving positive societal outcomes.   

Nâng cao động lực trong lực lượng lao động khu vực công - Enhancing motivation in the public sector workforce

Ngày đăng 30/08/2024
Động lực là một yếu tố then chốt, vì nhân viên là nền tảng sức mạnh của bất kỳ tổ chức nào. Động lực có ảnh hưởng lớn đến các kết quả ảnh hưởng thiết yếu như duy trì sự gắn bó với công việc và giữ chân nhân viên lâu dài. Trong lĩnh vực hành chính công và khu vực thứ ba, động lực nội sinh và động lực vị tha đặc biệt quan trọng. Motivation is a critical factor, as employees form the backbone of any organization. It greatly impacts essential outcomes like sustained work engagement and long-term employee retention. In public administration and the third sector, intrinsic and altruistic motivations are particularly vital.

Hoạch định lực lượng lao động, tuyển mộ và tuyển chọn - Workforce Planning, recruitment, and selection

Ngày đăng 15/07/2024
Hoạch định lực lượng lao động (hoạch định nguồn nhân lực) tạo thuận lợi cho việc xây dựng các chiến lược thích hợp để thu hút, giữ chân và phát triển tài năng phù hợp với các mục tiêu của tổ chức. Công tác này bao gồm việc thực hiện các chương trình đào tạo theo mục tiêu, tạo cơ hội phát triển sự nghiệp và các sáng kiến lập quy hoạch kế cận nhằm xây dựng một lực lượng lao động vững mạnh và thích ứng. Thông qua cách tiếp cận đồng bộ và thống nhất trong công tác quản lý nguồn nhân lực, hoạch định lực lượng lao động giúp các tổ chức tối ưu hóa lực lượng lao động, nâng cao sự gắn kết của nhân viên và cuối cùng là đạt được các mục tiêu của tổ chức - Workforce planning (Human resources planning) facilitates the development of tailored strategies to attract, retain, and develop talent in alignment with organizational objectives. This includes implementing targeted training, career development opportunities, and succession planning initiatives to build a resilient and adaptable workforce. Through a holistic and integrated approach to managing human resources, workforce planning helps organizations optimize their workforce, improve employee engagement, and ultimately achieve organizational goals.

Quản lý và nâng cao kết quả thực thi - Performance Management and Improvement

Ngày đăng 01/07/2024
Mỗi cá nhân có trình độ học vấn, năng lực, tính cách, đặc điểm hành vi và thái độ với công việc khác nhau. Tuy nhiên, khi được một tổ chức tuyển dụng, mục tiêu chính của nhân viên là thực thi nhiệm vụ trong công việc của mình một cách hiệu quả và đóng góp vào kết quả trông đợi của tổ chức. Thông qua việc đầu tư cho đào tạo và phát triển nhân viên, cùng với việc bồi đắp văn hóa học tập liên tục, các tổ chức sẽ nâng cao được năng suất và kết quả thực thi. Các sáng kiến và nỗ lực đào tạo (bồi dưỡng) và phát triển có mục đích nâng cao năng suất thông qua việc tăng cường khả năng thực thi nhiệm vụ của nhân viên một cách hiệu quả. Những hoạt động này rất quan trọng đối với các tổ chức đang phấn đấu nâng cao hiệu suất và hiệu quả, bởi lẽ kết quả thực thi của lực lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của tổ chức. Bằng cách chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân viên, công tác quản lý nguồn nhân lực đảm bảo tri thức liên tục đổi mới, tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi kiến thức và kinh nghiệm cũng như khuyến khích những hành vi tích cực, chủ động. Những nỗ lực này đóng góp chung vào lợi thế cạnh tranh của tổ chức - Individuals differ in terms of educational qualifications, competencies, personalities, behavioral traits, and attitudes. However, when they are hired by an organization, their primary objective is to perform their job duties effectively and contribute to the organization's desired outcomes. Investing in employee training and development, along with fostering a culture of continuous learning, allows organizations to enhance productivity and performance. Training and development efforts aim to improve productivity by increasing employees' abilities to perform their tasks effectively. These initiatives are crucial for organizations striving for efficiency and effectiveness, as the performance of their workforce directly impacts organizational success. By focusing on employee training and development, human resource management ensures continuous knowledge innovation, facilitates the exchange of knowledge and experiences, and encourages proactive behavior. These efforts collectively contribute to the organization’s competitive advantage.

Tìm hiểu một số vấn đề về quản lý và dịch vụ công - Exploring Issues in Management and Public Services

Ngày đăng 17/06/2024
Các chức năng quản lý chính thường được xem xét bao gồm: quản lý chiến lược, tiếp thị (quan hệ công chúng), mua sắm, quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực, quản lý công nghệ thông tin và truyền thông, đo lường và quản lý việc thực thi, kiểm tra và kiểm toán. Bài viết thảo luận về một số chức năng quản lý khác nhau góp phần vào hoạt động cung ứng dịch vụ công và quản lý các tổ chức khu vực công - The main management functions often considered include strategic management, marketing (public relations), procurement, financial management, human resource management, information and communications technology management, performance measurement and management, and inspection and audit. The article discusses various managerial functions that contribute to the operation of public services and the management of public sector organizations.

Tiêu điểm

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long: Tiến tới phân định thẩm quyền chứ không chỉ phân cấp

Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra tại Hà Nội chiều 07/10/2024, trả lời câu hỏi của báo chí về giải pháp để thực hiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xóa bỏ cơ chế xin - cho, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, tham mưu xây dựng hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đề xuất sửa các quy định chung liên quan đến nguyên tắc phân cấp, phân quyền, tiến tới phân định thẩm quyền chứ không phải mỗi phân cấp.