Hà Nội, Ngày 15/03/2025

Lòng tự trọng của cán bộ - Từ Quy định 41 đến Quy định 144-QĐ/TW

Ngày đăng: 24/05/2024   09:48
Mặc định Cỡ chữ

Quy định số 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới nhấn mạnh tới tiêu chí “danh dự, lòng tự trọng". Quy định mới cũng gắn kết chặt chẽ với Quy định số 41-QĐ/TW bằng quan điểm có tính hệ thống: Cán bộ phải từ chức khi không đủ khả năng, uy tín.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ chín, khóa XIII. 

Không phạm “điều cấm” khi có lòng tự trọng

Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa: Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Lòng tự trọng có được từ sự rèn luyện của con người trong cả một quá trình, thể hiện trách nhiệm cá nhân đối với công việc, gia đình và xã hội.

Lòng tự trọng luôn song hành với tính trung thực - người biết tự trọng thì có tính trung thực, người trung thực thì có lòng tự trọng. Một công dân bình thường cũng cần có lòng tự trọng. Cán bộ, đảng viên lại càng phải coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, vị trí càng quan trọng, trách nhiệm càng lớn thì lòng tự trọng càng cần được nêu cao.

Lòng tự trọng của cán bộ, đảng viên gắn liền với bản lĩnh chính trị và là một thành tố cấu thành đạo đức cách mạng. Ngày 25/10/2021, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm.

Trong số này có những “điều cấm” mà một đảng viên sẽ không phạm phải nếu có lòng tự trọng, sự trung thực, chưa cần đến ý thức chính trị và tầm hiểu biết cần thiết: đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh (Điều 3); viết bài sai sự thật, không đăng tải ý kiến cải chính theo quy định (Điều 5); tố cáo có nội dung mang tính bịa đặt, trả thù người khiếu nại, tố cáo (Điều 6); kê khai lý lịch, tài sản, thu nhập không trung thực, sử dụng văn bằng giả (Điều 9); thực hiện không đúng quy định trong quản lý đầu tư, xây dựng, sử dụng nhà, đất, tài sản của Đảng, Nhà nước (Điều 10); vi phạm đạo đức công vụ, bao che, báo cáo sai sự thật (Điều 11); tham ô, đưa, nhận, môi giới hối lộ (Điều 14)…

Ngược lại, người thiếu lòng tự trọng, thiếu tính trung thực thì thường cơ hội, vụ lợi, không có ý thức phê bình và tự phê bình, trốn tránh trách nhiệm, tranh công - đổ lỗi, tham lam, vun vén cho bản thân, sẵn sàng chạy chức, chạy quyền, có chức vụ thì cao ngạo, chèn ép cấp dưới, nịnh bợ cấp trên… Thực tế cho thấy trong thời gian qua có không ít đảng viên, cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, do không thường xuyên tu dưỡng đạo đức, đánh mất lòng tự trọng và tính trung thực để mắc những sai phạm nghiêm trọng, bị kỷ luật, bị xử lý hình sự, trong đó có tội tham nhũng, cố ý làm trái để trục lợi.

“Tự lui” khi không còn uy tín

Hoàn thiện chuẩn mực đạo đức cách mạng để phù hợp với các yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới; luôn luôn tu dưỡng, nêu cao danh dự, lòng tự trọng, tính trung thực là đòi hỏi thường xuyên của Đảng đối với cán bộ, đảng viên.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra yêu cầu: “Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc để làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện, tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công việc hằng ngày.

Nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt đời, thường xuyên “tự soi,” “tự sửa” và nêu cao danh dự, lòng tự trọng của người đảng viên.” Mới đây nhất, ngày 09/5/2024, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay được quy định tại Điều 1: Yêu nước, tôn trọng nhân dân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc;

Điều 2: Bản lĩnh, đổi mới, sáng tạo, hội nhập;

Điều 3: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;

Điều 4: Đoàn kết, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm;

Điều 5: Gương mẫu, khiêm tốn, tu dưỡng rèn luyện, học tập suốt đời.

Điều 3 đề cập tới các tiêu chí trung thực, tự trọng, danh dự, phẩm giá: “Trong sạch, không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, không gây phiền hà, sách nhiễu. Trung thực, thẳng thắn, khách quan, công tâm, tích cực đấu tranh tự phê bình và phê bình, không giấu khuyết điểm, không nói sai sự thật; thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh.

Nêu cao lòng tự trọng, danh dự, không cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, giữ gìn phẩm giá của người cán bộ, đảng viên, không để tác động lôi kéo, cám dỗ tiêu cực. Không để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi; bảo vệ uy tín, danh dự của bản thân và tổ chức đảng.”

Căn cứ vào nội dung được quy định tại Điều 3 của Quy định số 144-QĐ/TW, lòng tự trọng, phẩm giá của cán bộ, đảng viên được nêu cao là nhằm để “bảo vệ uy tín, danh dự của bản thân và tổ chức đảng.” Còn một biểu hiện cụ thể của việc bảo vệ danh dự của cá nhân người lãnh đạo và tập thể là “thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ khả năng, uy tín.”

Trước đó, ngày 03/11/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Theo Quy định số 41-QĐ/TW, từ chức là việc “cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.”

Căn cứ để xem xét việc từ chức là cán bộ có “hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.” Như vậy, có thể nói rằng Quy định số 144-QĐ/TW là sự tiếp nối và hoàn thiện đối với Quy định số 41-QĐ/TW về quan điểm từ chức.

Căn cứ vào quy định mới, các cán bộ dù ở địa phương hay Trung ương, ở cấp thấp hay cấp cao, đều phải có ý thức tự nguyện rời khỏi vị trí khi không còn đủ khả năng, uy tín, tạo thành “văn hóa từ chức.” Đây là hành động cần thiết của những người có lòng tự trọng và cũng là giải pháp khả dĩ trong bối cảnh cụ thể để bảo toàn danh dự cho bản thân và tổ chức mà họ đang lãnh đạo./.

Theo: vietnam.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá đất nước

Ngày đăng 17/02/2025
Những năm qua, nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, một thủ đoạn quen thuộc của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí là tìm cách lợi dụng vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng để mưu đồ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ các tôn giáo, tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo để từ đó dễ bề can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước ta. Mới đây, nhân sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh tự do tôn giáo quốc tế diễn ra hằng năm, các thế lực thù địch, thiếu thiện chí lập tức tìm cách xuyên tạc, đưa thông tin sai lệch về tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam, lớn tiếng đòi can thiệp, đồng thời qua đó hạ thấp uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế.

Những luận điệu lạc lõng, xuyên tạc và thù địch

Ngày đăng 11/02/2025
Những năm gần đây, Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia ký kết gia nhập nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Điều đó đã góp phần không nhỏ giúp nước ta đạt được nhiều thành tựu trong xuất nhập khẩu hàng hóa, mở rộng môi trường hợp tác, đầu tư hiệu quả, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế... Tuy nhiên, với mục đích thiếu trong sáng, thái độ cực đoan, thời gian qua một số tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí, phản động lưu vong luôn tìm mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá, xuyên tạc Việt Nam vi phạm những cam kết trong thực hiện FTA, từ đó vận động các tổ chức quốc tế, Chính phủ các quốc gia gây sức ép, trừng phạt Việt Nam.

Vai trò lãnh đạo then chốt của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày đăng 21/01/2025
“Trong tiến trình đổi mới đất nước đang diễn ra, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò lãnh đạo then chốt đối với sự phát triển tương lai của Việt Nam” - đó là nhận định của chuyên gia Layton Pike, thành viên Ban Cố vấn của Viện Chính sách Australia - Việt Nam. Chuyên gia Layton Pike cho rằng bằng cách hợp nhất các bộ, giảm tình trạng dư thừa và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, Việt Nam đang thực hiện những bước quan trọng để xây dựng một chính phủ minh bạch và hiệu quả hơn.

"Khoán 10" của thế kỷ 21và hơn thế nữa

Ngày đăng 16/01/2025
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Khoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, mang tính đột phá và chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam.

Từ kiểm soát đến kiến tạo và sáng tạo

Ngày đăng 07/01/2025
Nhà nước phải tập trung vào vai trò điều tiết, giám sát và tạo khuôn khổ pháp lý minh bạch, thay vì ôm đồm tất cả các chức năng. Việc giao quyền quản lý cho các tổ chức, cá nhân có năng lực vượt trội không chỉ tăng hiệu quả quản lý mà còn giải phóng nguồn lực cho những lĩnh vực cần thiết hơn.

Tiêu điểm

Sẽ tổ chức lại quy mô chỉ còn khoảng 2.000 đơn vị hành chính cấp xã

Chiều 13/3/2025, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đã chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo dự và phát biểu tại Phiên họp.