Hà Nội, Ngày 16/03/2025

Đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Ngày đăng: 14/05/2024   14:42
Mặc định Cỡ chữ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ dự thảo Luật Nhà giáo gồm 09 chương, 71 điều. Theo đó, đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Cụ thể, dự thảo Luật Nhà giáo quy định chính sách tiền lương đối với nhà giáo như sau: 1) Chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). 2) Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. 3) Tiền lương và các chính sách theo lương của các nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục và các cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên, tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục công lập đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ. 4) Nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù đó nếu đáp ứng được các quy định của chính sách. Nhà giáo công tác ở ngành lĩnh vực mà ngành, lĩnh vực đó có chính sách trùng với chính sách dành cho nhà giáo nhưng ở mức cao hơn thì được hưởng 01 (một) chính sách có mức cao nhất. 5) Chính sách tiền lương của nhà giáo do Chính phủ quy định.

Về chính sách hỗ trợ nhà giáo, dự thảo Luật Nhà giáo quy định: 1) Nhà nước có chính sách hỗ trợ nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở vùng khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, nhà giáo dạy trẻ khuyết tật, nhà giáo dạy tiếng dân tộc thiểu số, nhà giáo dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số, dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật. 2) Chính sách hỗ trợ nhà giáo gồm: nhà công vụ, chế độ phụ cấp, chế độ trợ cấp, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, khám bệnh định kỳ hằng năm, hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo và các chế độ khác bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo. 3) Ngoài các quy định chung về chính sách hỗ trợ nhà giáo, nhà nước khuyến khích địa phương ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ nhà giáo; cơ sở giáo dục hỗ trợ nhà giáo thông qua quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo.

Về chính sách thu hút nhà giáo, dự thảo Luật Nhà giáo quy định: 1) Nhà nước có chính sách thu hút đối với người có tài năng để trở thành nhà giáo. 2) Nhà nước có chính sách thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ. 3) Chính sách thu hút nhà giáo gồm: chính sách ưu tiên tuyển dụng, nhà công vụ, vay mua nhà ở, chế độ phụ cấp và trợ cấp thu hút, chính sách đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ khác bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo. 4) Ngoài các quy định chung về chính sách thu hút nhà giáo, Nhà nước khuyến khích địa phương ban hành các chính sách đặc thù để thu hút nhà giáo.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật Nhà giáo cũng quy định về Quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo. Theo đó: 1) Quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo là quỹ không vì lợi nhuận; dùng để hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; hỗ trợ nhà giáo và thân nhân nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn; khen thưởng, tôn vinh nhà giáo. 2) Quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo gồm hai loại: Do tổ chức, cá nhân thành lập, hoạt động và quản lý theo quy định về quỹ xã hội, quỹ từ thiện; Do cơ sở giáo dục thành lập từ nguồn kinh phí tài trợ, viện trợ, hiến tặng hoặc kinh phí của cơ sở giáo dục và nguồn kinh phí hợp pháp khác; hoạt động  theo quy chế tổ chức, hoạt động và quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục phù hợp với quy định của pháp luật./.

Nhật Nam

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Việt Nam cần có lộ trình chuyển từ lương tối thiểu sang lương đủ sống tối thiểu

Ngày đăng 15/02/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 14/02/2025, thảo luận tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, Việt Nam cần phải có lộ trình cụ thể để đảm bảo phát triển bền vững, đặc biệt là liên quan đến vấn đề dân số và lương tối thiểu. Do vậy, trong vòng 10 năm tới, Việt Nam cần có lộ trình chuyển từ lương tối thiểu sang lương đủ sống tối thiểu.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Ngày đăng 07/02/2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp và được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024

Ngày đăng 15/01/2025
Chính phủ yêu cầu, ngoài số tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định, trong tổ chức thực hiện, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 (loại trừ các khoản chi lương, có tính chất tiền lương, chi cho con người, các khoản phải bố trí đủ theo cam kết quốc tế, các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đặc thù, quan trọng không thực hiện cắt giảm và phần tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết của Trung ương).

Sắp xếp đơn vị hành chính gắn liền với tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách tiền lương

Ngày đăng 23/12/2024
Việc sắp xếp đơn vị hành chính là một nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với thực hiện đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương.

Đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo

Ngày đăng 20/11/2024
Chính sách tiền lương, phụ cấp và hỗ trợ đối với nhà giáo là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến trong phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 20/11.

Tiêu điểm

Sẽ tổ chức lại quy mô chỉ còn khoảng 2.000 đơn vị hành chính cấp xã

Chiều 13/3/2025, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đã chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo dự và phát biểu tại Phiên họp.