Hà Nội, Ngày 01/12/2023

Hà Tĩnh thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Ngày đăng: 15/11/2023   21:21
Mặc định Cỡ chữ

Ngày 15/11/2023, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương dẫn đầu, đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về kết quả thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 
 

Đồng chí Trần Tuấn Anh đánh giá cao quá trình triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ở Hà Tĩnh.

Báo cáo với Đoàn công tác về kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng cho biết, quán triệt quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng về phát triển bền vững kinh tế biển, tỉnh Hà Tĩnh đã phát huy có hiệu quả vai trò, lợi thế các ngành kinh tế biển, ven biển.

Khu kinh tế Vũng Áng với một số ngành công nghiệp ven biển như luyện kim, điện năng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, cũng như của khu vực, hiện đang xúc tiến đầu tư thêm các dự án lĩnh vực năng lượng, công nghiệp ô tô như Nhà máy nhiệt điện 2, các nhà máy pin của Tập đoàn Vingroup.

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh luôn duy trì trong nhóm dẫn đầu khu vực. Riêng năm 2023 ước đạt 2,4 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, trong đó giá trị xuất khẩu thép của Formosa qua cảng Vũng Áng chiếm 96% tổng kim ngạch...

Trong 5 năm, tỉnh đã huy động và bố trí hơn 3.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách đầu tư hạ tầng giao thông, đê biển, du lịch, quân sự; góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế biển, phát triển kinh tế các vùng ven biển, củng cố thế trận quốc phòng, an ninh địa bàn biên giới biển.

Từ đầu năm 2018 đến nay, khu vực ven biển đã được chấp thuận 179 dự án đầu tư trong nước với quy mô 23.500 tỷ đồng và 14 dự án vốn đầu tư nước ngoài quy mô 2,55 tỷ USD...

Nhiệm vụ ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển được thực hiện kịp thời, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế biển bền vững.

Đến nay, tỉnh Hà Tĩnh không còn huyện nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển.

Đề nghị Ban Kinh tế Trung ương báo cáo Bộ Chính trị sớm cho chủ trương chấm dứt hoạt động Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê để Hà Tĩnh có điều kiện phát huy được tiềm năng kinh tế biển.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng

Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng Ban Kinh tế trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, trong tiến trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng vai trò của biển. Quan điểm, tư tưởng của Trung ương Đảng về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đã được định hình và khẳng định rõ nét trong Nghị quyết số 36-NQ/TW. Cùng với đó, các chủ trương, chính sách lớn về biển và phát triển bền vững kinh tế biển đã được Trung ương xem xét, ban hành để thống nhất tổ chức triển khai thực hiện.

Đồng chí Trần Tuấn Anh đánh giá cao những kết quả toàn diện, bước chuyển mình rõ nét của Hà Tĩnh trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Để đạt được kết quả đáng ghi nhận đó, tỉnh Hà Tĩnh đã quán triệt, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ tinh thần, quan điểm, nhất là những giải pháp có tính đột phá mà nghị quyết đã đề ra. Từ đó, tỉnh triển khai xây dựng các quy hoạch phát triển dài hạn, quy hoạch phát triển vùng, liên kết vùng, trung tâm phát triển logistics, Khu kinh tế Vũng Áng... một cách kịp thời, khai thác tối đa ưu thế phát triển kinh tế biển của địa phương, xây dựng nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Phân tích những tiềm năng, lợi thế, cũng như những hạn chế trong phát triển kinh tế biển ở Hà Tĩnh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu tham mưu Trung ương xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đột phá cho các khu kinh tế động lực của vùng, của địa phương; tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục bám sát quan điểm chỉ đạo, các nhóm giải pháp mà nghị quyết đưa ra, đồng thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn để Trung ương tiếp thu, kịp thời tháo gỡ.

Cùng với đó, Hà Tĩnh cần triển khai, thực hiện đồng bộ các nghị quyết của Trung ương nhằm tiếp thu đầy đủ, toàn diện các định hướng phát triển và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển đi kèm...

Trước đó, đồng chí Trần Tuấn Anh và các thành viên Đoàn công tác đã kiểm tra, khảo sát dự án mỏ sắt Thạch Khê và hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp tại Khu Kinh tế Vũng Áng, mô hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã Kỳ Anh./.

Theo: nhandan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của UNCLOS 1982 - bản Hiến pháp của biển và đại dương

Ngày đăng 10/11/2023
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh vai trò thiết yếu của biển cả đối với sự sống của con người, cũng như tầm quan trọng của biển và đại dương trong phát triển bền vững. Trong bối cảnh thế giới và khu vực đang đối mặt với ngày càng nhiều thách thức, Thứ trưởng một lần nữa khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của UNCLOS 1982 - được coi như bản Hiến pháp quốc tế của biển và đại dương.  

Giao lưu hữu nghị lực lượng thực thi pháp luật trên biển Việt Nam - Hàn Quốc

Ngày đăng 07/11/2023
Trong chuyến thăm Việt Nam cuối tháng 10 vừa qua, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, giao lưu với Cảnh sát biển Việt Nam tại thành phố Hải Phòng.

Cô Tô và Côn Đảo ký kết phối hợp phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng an ninh biển đảo

Ngày đăng 07/11/2023
Chiều 06/11/2023, Ban Thường vụ Huyện ủy Cô Tô, (tỉnh Quảng Ninh) và Ban Thường vụ Huyện ủy Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã ký kết Chương trình phối hợp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và một số nội dung khác giữa hai huyện đảo.  

Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 và việc bảo vệ quyền lợi Việt Nam trên Biển Đông (Kỳ 1)

Ngày đăng 03/11/2023
Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đã cho phép Việt Nam mở rộng quyền lực và lợi ích của mình ra phía biển, là công cụ pháp lý hữu hiệu để Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền tài phán trên biển.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà là Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Ngày đăng 02/11/2023
Ngày 02/11/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1280/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định số 203/QĐ-TTg ngày 06/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Các nội dung khác không thay đổi thực hiện theo Quyết định số 203/QĐ-TTg ngày 06/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ.