Hà Nội, Ngày 03/12/2023

Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 và việc bảo vệ quyền lợi Việt Nam trên Biển Đông (Kỳ 1)

Ngày đăng: 03/11/2023   16:16
Mặc định Cỡ chữ

Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đã cho phép Việt Nam mở rộng quyền lực và lợi ích của mình ra phía biển, là công cụ pháp lý hữu hiệu để Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền tài phán trên biển.

Hội nghị lần thứ 33 các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 diễn ra từ 12-16/6/2023 tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc).

Hiến pháp về đại dương

Năm 2024, thế giới kỷ niệm 30 năm thực thi UNCLOS. Công ước là một trong những thành tựu quan trọng nhất của luật pháp quốc tế và của LHQ trong thế kỷ XX và tiếp tục khẳng định vai trò “Hiến pháp về biển và đại dương’’ của mình trong thế kỷ XXI và xa hơn nữa.

UNCLOS quy định đầy đủ nhất chế độ pháp lý các vùng biển trên cơ sở cân bằng sự mở rộng các quyền chủ quyền và tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do biển cả tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cùng lợi ích chung của cộng đồng quốc tế tại Biển cả và Vùng đáy biển di sản chung của loài người. Công ước xây dựng trật tự pháp lý mới trên biển đầy tiềm năng cho tất cả các hoạt động ở đại dương và biển, như nghiên cứu khoa học biển, quản lý và bảo tồn tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển một cách đồng bộ và hiệu quả trên cơ sở tiếp cận tích hợp và dựa trên hệ sinh thái.

UNCLOS thiết lập cơ chế mới hữu hiệu về giải quyết các tranh chấp biển, dựa trên nguyên tắc công bằng, thoả thuận và giải quyết tranh chấp bắt buộc thông qua hòa giải và trọng tài. UNCLOS là cơ sở để phát triển các công cụ pháp luật nằm trong khuôn khổ của mình như Thoả thuận về thay đổi phần XI của Công ước năm 1994 (Thoả thuận 1994), Hiệp định về bảo tồn và quản lý đàn cá xuyên biên giới và di cư xa (UNSFA-1995) hay Công ước về quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học biển nhất là tại các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia 2023 (BBNJ).

Công cụ pháp lý hữu hiệu

UNCLOS đã cho phép Việt Nam mở rộng quyền lực và lợi ích của mình ra phía biển, góp phần tạo nên một “Việt Nam biển” có diện tích gần 1 triệu km2 bên cạnh một “Việt Nam đất”, với chiều dài bờ biển hơn 3200 km hướng ra biển. Việt Nam là nước đầu tiên tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa trong khu vực Đông Nam Á từ năm 1977, phê chuẩn UNCLOS ngày 23/6/1994 trước khi Công ước có hiệu lực. Việt Nam phê chuẩn Thỏa thuận về thi hành phần XI của Công ước luật biển ngày 27/4/2006 và là nước thứ 90 phê chuẩn Công ước về quản lý các đàn cá xuyên biên giới và các đàn cá di cư xa ngày 18/12/2018. Việt Nam là nước tham gia đàm phán và ký BBNJ ngay khi mở ký ngày 19/6/2023.

Công ước UNCLOS 1982 là công cụ pháp lý hữu hiệu để Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền tài phán trên biển và là nước có tỷ lệ cao nhất về giải quyết hoà bình các tranh chấp biển ở Biển Đông. Việt Nam đã áp dụng sáng tạo nguyên tắc công bằng trong phân định đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Thái Lan năm 1997, Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc 2000, phân định thềm lục địa với Indonesia năm 2003; phân định đặc quyền kinh tế với Indonesia năm 2022, áp dụng phương thức hợp tác cùng phát triển và hợp tác khai thác chung về nghề cá với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ 2004-2020, với Malaysia năm 1995, Campuchia năm 1982 và đang tiếp tục đàm phán giải quyết phân định biển ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Việt Nam là nước đầu tiên hoàn thành 2 hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa ở Biển Đông, được đệ trình trước thời hạn 13/5/2009 của Uỷ ban ranh giới thềm lục địa. Việt Nam ủng hộ các kết luận của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước trong vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông năm 2013-2016 và thể hiện sẵn sàng áp dụng mọi biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp biển ở Biển Đông với các nước láng giềng. Các quy định và tinh thần của Công ước 1982 cũng được thể hiện rõ trong quá trình xây dựng và thực thi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông và quá trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông./.

Theo: baoquocte.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, hàng đầu ở Đông Nam Á

Ngày đăng 03/12/2023
Ngày 02/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số 1516/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á.

Hà Tĩnh thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Ngày đăng 15/11/2023
Ngày 15/11/2023, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương dẫn đầu, đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về kết quả thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.   

Khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của UNCLOS 1982 - bản Hiến pháp của biển và đại dương

Ngày đăng 10/11/2023
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh vai trò thiết yếu của biển cả đối với sự sống của con người, cũng như tầm quan trọng của biển và đại dương trong phát triển bền vững. Trong bối cảnh thế giới và khu vực đang đối mặt với ngày càng nhiều thách thức, Thứ trưởng một lần nữa khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của UNCLOS 1982 - được coi như bản Hiến pháp quốc tế của biển và đại dương.  

Giao lưu hữu nghị lực lượng thực thi pháp luật trên biển Việt Nam - Hàn Quốc

Ngày đăng 07/11/2023
Trong chuyến thăm Việt Nam cuối tháng 10 vừa qua, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, giao lưu với Cảnh sát biển Việt Nam tại thành phố Hải Phòng.

Cô Tô và Côn Đảo ký kết phối hợp phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng an ninh biển đảo

Ngày đăng 07/11/2023
Chiều 06/11/2023, Ban Thường vụ Huyện ủy Cô Tô, (tỉnh Quảng Ninh) và Ban Thường vụ Huyện ủy Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã ký kết Chương trình phối hợp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và một số nội dung khác giữa hai huyện đảo.