Hà Nội, Ngày 15/09/2024

Hội nghị triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Ngày đăng: 07/10/2023   09:36
Mặc định Cỡ chữ

Chiều 06/10/2023, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và Nghị định số 59/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến đến điểm cầu 10 huyện, thành phố và 209 xã, phường, thị trấn.
 

Quang cảnh Hội nghị

Tại điểm cầu chính, được sự ủy quyền của UBND tỉnh, đồng chí Vũ Mạnh Hùng - Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; đại diện công chức tham mưu theo dõi thực hiện quy chế dân chủ tại các các sở, cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo và cán bộ được giao tham mưu thực hiện quy chế dân chủ tại các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Tại đây, đồng chí Trần Xuân Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ đã phân tích những nội dung cơ bản, chính sách mới của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 và Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023, gồm 6 chương, 91 điều quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Điểm nhấn của Luật là phát huy quyền làm chủ trực tiếp của Nhân dân.

Luật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; quyền kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; quyền thụ hưởng của công dân về thành quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nghĩa vụ kịp thời phản ánh, kiến nghị, báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Luật cũng quy định phạm vi thực hiện dân chủ đối với từng loại hình cơ sở; hình thức chế tài xử lý vi phạm đối với từng nhóm chủ thể và hành vi vi phạm.

Luật cụ thể hóa đầy đủ phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Trong đó quy định rõ những nội dung công khai để Nhân dân biết, Nhân dân tham gia ý kiến, Nhân dân kiểm tra, giám sát và Nhân dân thụ hưởng. Quy định cơ chế bảo đảm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã, Ban công tác MTTQ ở thôn, tổ dân phố; vai trò, trách nhiệm của công đoàn, tổ chức đại diện người lao động ở cơ quan, tổ chức, đơn vị trong từng việc, từng bước, từng khâu thực hiện dân chủ một cách thống nhất, xuyên suốt. Là nền tảng chính trị, pháp lý quan trọng để Đảng và Nhà nước tiếp tục hoàn thiện đường lối, chính sách, pháp luật về dân chủ nói chung, dân chủ ở cơ sở nói riêng, từ đó góp phần hoàn thiện các thiết chế về dân chủ.

Nghị định số 59/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2023. Nghị định quy định cụ thể trình tự, nội dung có liên quan về tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để Nhân dân bàn và quyết định; tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định; biểu quyết trực tuyến tại thôn, tổ dân phố để Nhân dân bàn và quyết định; Công tác chuẩn bị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; Tiến hành bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; Công nhận kết quả bầu cử; Quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; Công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị định kỳ; Trình tự tổ chức hội nghị định kỳ; Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân ở xã, phường, thị trấn; Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn; Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn; Phối hợp thực hiện hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn; Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; Tổ chức của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; Hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; Công tác phối hợp thực hiện hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị; tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước,…

Tại Hội nghị, báo cáo viên đã giải đáp các ý kiến, thắc mắc của đại biểu tham dự để đại biểu hiểu rõ hơn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Qua Hội nghị giúp đại biểu có thêm các kiến thức, phương pháp thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, từ đó tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, triển khai thực hiện hiệu quả Luật trong thời gian tới. Đồng thời, làm tốt việc tuyên truyền để đông đảo Nhân dân nắm được, thực hiện tốt Luật, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh tại các địa phương./.

Theo: bacgiang.gov.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở góp phần thể chế hóa quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa

Ngày đăng 05/02/2024
Theo TS Nguyễn Đình Quyền, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn năm 2045, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện Luật này trên thực tế sẽ góp phần quan trọng thể chế hóa các quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Hà Nội: Phát huy tối đa quyền làm chủ của người dân

Ngày đăng 05/01/2024
Ngày 05/01/2024, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban công tác năm 2023; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị.  

Bắc Giang: Biên soạn, phát hành 2 nghìn cuốn sổ tay về xây dựng chính quyền thân thiện

Ngày đăng 04/01/2024
Ban Chỉ đạo tỉnh Bắc Giang về thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở vừa biên soạn, phát hành 2 nghìn cuốn sổ tay “Chính quyền thân thiện xã, phường, thị trấn”.

Gắn phát huy dân chủ với cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Ngày đăng 28/11/2023
Sáng ngày 28/11/2023, tại Trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và văn bản liên quan. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.

Đẩy mạnh công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Ngày đăng 21/11/2023
Văn phòng Chính phủ luôn bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thể chế hóa các quan điểm, chủ trương mới của Đảng về công tác dân vận và thực hiện dân chủ ở cơ sở thành các văn bản, quy định cụ thể để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong Văn phòng Chính phủ thực hiện. Qua đó đã góp phần tạo sự đồng thuận, thống nhất và phát huy sức mạnh đoàn kết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tại Văn phòng Chính phủ để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.