Hà Nội, Ngày 15/10/2024

Thái Lan quyết tâm sớm trở thành quốc gia có thu nhập cao

Ngày đăng: 04/10/2023   14:15
Mặc định Cỡ chữ

Ngày 03/10/2023, tại Bangkok, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Srettha Thavisin chủ trì Diễn đàn Bưu điện Bangkok 2023 và có bài phát biểu quan trọng với chủ đề “Thái Lan: Thời đại của sự thay đổi”. Tại sự kiện, Thủ tướng Srettha đã giới thiệu về các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ và khẳng định quyết tâm đưa Thái Lan sớm trở thành quốc gia có thu nhập cao.
 

Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Srettha Thavisin chủ trì Diễn đàn Bưu điện Bangkok 2023. (Ảnh: thaigov.go.th)

Tại Diễn đàn, Thủ tướng Srettha đánh giá, Thái Lan và thế giới đang phải trải qua những thay đổi to lớn về mọi mặt từ kinh tế, xã hội và môi trường. Các thách thức trở nên trầm trọng hơn do ảnh hưởng của Covid-19.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Srettha cam kết sát cánh cùng người dân vượt qua thách thức, đưa Thái Lan trở thành trung tâm kinh doanh và thương mại trong khu vực.

Về kinh tế, Chính phủ Thái Lan có kế hoạch ban hành các chính sách nhằm kích thích tạo việc làm và hỗ trợ tài chính cho các gia đình có thu nhập thấp và các nhóm dễ bị tổn thương. Các biện pháp kích thích kinh tế hàng đầu của Chính phủ như chương trình tặng tiền kỹ thuật số trị giá 10.000 baht cho mỗi công dân từ 16 tuổi trở lên, sẽ hỗ trợ cả cung và cầu, góp phần thúc đẩy GDP.

Chính phủ Thái Lan kỳ vọng, các biện pháp kích thích kinh tế sẽ tác động rộng khắp, tới tất cả các địa phương, không tập trung quá mức vào khu vực thành thị.

Một ưu tiên khác mà Chính phủ Thái Lan đang tập trung triển khai là thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Người đứng đầu Chính phủ nhận định, các ngành công nghiệp trong tương lai sẽ theo hướng kỹ thuật cao và công nghệ cao, vì vậy Thái Lan cần nhanh chóng thích nghi sự chuyển dịch này.

Bên cạnh việc kích thích nhu cầu trong nước và đầu tư nước ngoài, việc mở rộng thị trường xuất khẩu cũng sẽ được Thái Lan đẩy mạnh.

Thủ tướng Srettha cam kết tích cực thúc đẩy quan hệ thương mại với tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế, trong đó có việc hoàn tất các hiệp định tự do thương mại (FTA) với các đối tác như Liên minh châu Âu (EU), tìm kiếm lợi ích phù hợp từ Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF), tận dụng các khuôn khổ hợp tác hiện có như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Thái Lan có kế hoạch đóng một vai trò chủ động và nổi bật hơn trên toàn cầu.

Về tăng trưởng bền vững, Thủ tướng Srettha khẳng định cam kết của Thái Lan trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc. Để đẩy nhanh việc đạt được các mục tiêu này, Chính phủ Thái Lan có kế hoạch tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, hỗ trợ sử dụng năng lượng mặt trời, đồng thời thúc đẩy các cơ chế tài chính xanh thông qua trái phiếu liên kết bền vững ngay trong năm tới.

Cục Biến đổi Khí hậu và Môi trường của Thái Lan mới được thành lập gần đây để chủ động ứng phó các tác động phát sinh từ biến đổi khí hậu. Chính phủ Thái Lan cũng đã đệ trình Đạo luật Không khí sạch lên Quốc hội vào tuần trước, nhằm bảo đảm việc tiếp cận không khí sạch là quyền cơ bản của tất cả mọi người.

Trước đó, trong tuyên bố về ngân sách tài khóa 2024, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan đã công bố một loạt các mục tiêu cụ thể về kinh tế. Chính phủ Thái Lan phấn đấu đưa nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng trung bình 5% mỗi năm trong vòng 4 năm tới, đưa mức thu nhập tối thiểu hằng ngày của người dân lên mức 600 baht (khoảng 16,19 USD) vào năm 2027.

Trước mắt, mức thu nhập tối thiểu sẽ được tăng lên thành 400 baht mỗi ngày và mức lương của một cử nhân mới tốt nghiệp đại học sẽ là 25.000 baht (khoảng 675 USD) mỗi tháng. Đây sẽ là một phần của kế hoạch đưa Thái Lan sớm trở thành quốc gia có thu nhập cao.

Về việc giảm chi phí sinh hoạt, Chính phủ đã thông qua nghị quyết giảm chi phí năng lượng, đặc biệt là giá dầu diesel giảm xuống 30 baht/lít và giá điện giảm xuống 3,99 baht/kWh. Giá gas sinh hoạt cũng dự kiến sẽ giảm.

Về đầu tư cơ sở hạ tầng, Chính phủ của Thủ tướng Srettha có kế hoạch xây dựng thêm sân bay để hỗ trợ du lịch ở các thành phố thứ cấp và kết nối đường sắt với Trung Quốc. Bộ Giao thông Thái Lan đang tích cực nghiên cứu để đưa giá vé của tất cả các tuyến tàu điện về mức 20 baht mỗi chuyến./.

Theo: nhandan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng thể chế và chính sách phát triển ngành Công nghiệp bán dẫn và gợi ý cho Việt Nam

Ngày đăng 11/10/2024
Việt Nam lựa chọn chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong điều kiện chưa sẵn sàng các yếu tố tiền đề căn bản, như: thể chế và chính sách, nhân lực, hạ tầng kỹ thuật,… do đó rất cần những bài học kinh nghiệm hữu ích từ các nước đi trước đã có sự phát triển, thành công và có kinh nghiệm trong thực tiễn xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách. Bài viết giới thiệu kết quả khảo cứu kinh nghiệm từ Trung Quốc để đúc rút kinh nghiệm cho Việt Nam1.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thấp nhất trong 15 năm qua

Ngày đăng 13/08/2024
Báo cáo mới của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố ngày 12/8 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2023 giảm còn 13%, thấp nhất trong 15 năm qua nhưng tình trạng thanh niên không có việc làm, không được đào tạo vẫn đáng lo ngại.

Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về nâng cao sự hài lòng của người dân đối với việc cung ứng dịch vụ công

Ngày đăng 05/07/2024
Sự hài lòng với các dịch vụ công là một trong những thước đo quan trọng về chất lượng quản trị công; phản ánh nhận thức của người dân về năng lực của chính quyền trong việc cung cấp các dịch vụ công. Bài viết phân tích, đánh giá những kinh nghiệm trong việc nâng cao sự hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công ở một số quốc gia trên thế giới, qua đó đưa ra những gợi mở đối với Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và quản lý nhà nước về cung cấp dịch vụ công. 

Xu hướng phát triển hệ thống đô thị trên thế giới - kinh nghiệm đối với Việt Nam

Ngày đăng 14/06/2024
Đô thị có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu, tìm ra mô hình quản lý và phát triển các đô thị không chỉ có ý nghĩa cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Nội dung bài viết khái lược xu hướng phát triển hệ thống đô thị trên thế giới, trong đó “đô thị thông minh” là xu hướng nhiều quốc gia lựa chọn;  dựa vào kinh nghiệm các nước, cũng như xu thế phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam.

Tỷ phú Mai Vũ Minh - Tầm nhìn về một châu Á thịnh vượng

Ngày đăng 11/06/2024
Vừa qua, trong buổi làm việc của Tập đoàn SATAS Group và SAPA Thale Group, tỷ phú Mai Vũ Minh đã có những nhận định thể hiện tầm nhìn sâu rộng về tương lai kinh tế của châu Á trong thời kỳ đổi mới kinh tế hiện nay. 

Tiêu điểm

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long: Tiến tới phân định thẩm quyền chứ không chỉ phân cấp

Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra tại Hà Nội chiều 07/10/2024, trả lời câu hỏi của báo chí về giải pháp để thực hiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xóa bỏ cơ chế xin - cho, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, tham mưu xây dựng hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đề xuất sửa các quy định chung liên quan đến nguyên tắc phân cấp, phân quyền, tiến tới phân định thẩm quyền chứ không phải mỗi phân cấp.