Hà Nội, Ngày 01/12/2023

Kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo hướng tinh, gọn

Ngày đăng: 23/09/2023   20:18
Mặc định Cỡ chữ

Tại Nghị quyết số 149/NQ-CP ngày 21/9/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức nghiên cứu, quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 23-CT/TW nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp Nhân dân đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tiếp tục giảm tai nạn giao thông và hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông.

Nghiên cứu, quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 23-CT/TW nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp Nhân dân đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 149/NQ-CP nêu rõ mục đích nhằm: Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc mục tiêu, yêu cầu và các giải pháp trọng tâm của Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới (Chỉ thị số 23-CT/TW); Tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, kiên trì xây dựng văn hoá chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông; Kéo giảm tai nạn giao thông một cách bền vững và hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông, hướng tới hệ thống giao thông vận tải an toàn, thuận tiện và thân thiện với môi trường.

Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức nghiên cứu, quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 23-CT/TW nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tiếp tục giảm tai nạn giao thông và hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông.

Các cấp chính quyền phải xác định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục, toàn diện; huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nhanh, đồng bộ hạ tầng giao thông phù hợp với quy mô, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực giao thông.

Hoàn thiện thể chế, chính sách, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm, bảo đảm công tác quản lý nhà nước về giao thông thống nhất, thông suốt, hiệu quả; nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Huy động mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Chương trình hành động của Chính phủ cũng nêu rõ 06 nhiệm vụ, giải pháp

1) Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Trong đó, Chính phủ phân công trách nhiệm cho các bộ, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu thực hiện, tích cực vận động gia đình và người thân chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông; việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là một tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác hằng năm của các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo hướng thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ; thường xuyên đánh giá, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức phối hợp liên ngành trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với lực lượng chuyên trách, các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;...

2) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông; 

3) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; 

4) Tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông; 

5) Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; 

6) Khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh./.

Nhật Nam

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Đại biểu Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày đăng 01/12/2023
Sáng nay (01/12/2023), trước khi diễn ra ngày làm việc thứ nhất của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Đoàn đại biểu Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dẫn đầu đoàn là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang.  

Đề xuất người lao động được đối thoại, thương lượng mức lương tương xứng​

Ngày đăng 30/11/2023
Trước ngày diễn ra Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (tổ chức từ ngày 01 đến 03/12), chiều 30/11/2023, Diễn đàn "Tập trung nguồn lực thúc đẩy đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc" được tổ chức tại Hà Nội.  

Rà soát, xử lý tài sản, trụ sở làm việc ở các ĐVHC đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021

Ngày đăng 01/12/2023
Ngày 30/11/2023, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 9434/VPCP-CN về việc rà soát việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức ở các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021 và phương án thực hiện cho giai đoạn 2023 - 2030.

Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng các quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày đăng 29/11/2023
Ngày 29/11/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 1256/TTg-CN về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng các quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, hoàn thiện trình phê duyệt quy hoạch theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 185/NQ-CP ngày 07/11/2023 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2023.

Thông cáo báo chí số 23 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Ngày đăng 29/11/2023
Thứ Tư, ngày 29/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23, cũng là ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.