Để đạt kết quả giải ngân năm 2023 cao nhất, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, cơ quan giao nhiệm vụ cụ thể cho Lãnh đạo Bộ, cơ quan Trung ương trực tiếp phụ trách công tác đầu tư để chủ động kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.
![]() |
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại 17 Bộ, cơ quan Trung ương thuộc Tổ công tác số 3 (Ngày 18/9/2023). Ảnh: VGP |
Ngày 22/9/2023, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 390/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại buổi họp với các bộ, cơ quan Trung ương thuộc Tổ công tác số 3 để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Theo đó, để đạt kết quả giải ngân năm 2023 cao nhất, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan:
Tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023; các nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ; các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 123/CĐ-TTg ngày 10/3/2023 về việc khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023, Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Công điện số 749/CĐ-TTg ngày 18/8/2023 về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023.
Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2023: Đẩy mạnh giải ngân đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; chủ động, tích cực phối hợp tốt với các địa phương liên quan trọng việc tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi cho triển khai thực hiện dự án; phối hợp chặt chẽ với các bộ chuyên ngành để kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư của dự án...
Giao nhiệm vụ cụ thể cho Lãnh đạo Bộ, cơ quan Trung ương trực tiếp phụ trách công tác đầu tư để chủ động kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công: lập kế hoạch chi tiết tiến độ giải ngân từ nay đến cuối năm đối với từng dự án.
Phải quan tâm, coi trọng công tác chuẩn bị đầu tư, rà soát, chuẩn bị thật tốt các điều kiện cần thiết, từ đó xác định nhu cầu vốn đầu tư phù hợp với khả năng giải ngân của từng dự án ngay từ khi xây dựng kế hoạch vốn năm 2024; nâng cao năng lực của các ban quản lý dự án để đáp ứng yêu cầu quản lý, triển khai các dự án đầu tư công.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp (nhất là các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, giải pháp), tổng hợp chung kết quả kiểm tra của Tổ công tác số 3 cùng với các Tổ công tác khác để báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 9/2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 14/3/2023./.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Văn bản số 4661/BC-BKHĐT ngày 18/9/2023), tỷ lệ giải ngân trung bình của 17 Bộ, cơ quan trung ương đến ngày 31/8/2023 đạt 44,12% kế hoạch Thủ tướng giao, cao hơn mức trung bình cả nước (42,35%). So với kết quả tại cuộc họp tháng 4/2023 thì kết quả giải ngân 8 tháng năm 2023 có tích cực hơn. Tuy nhiên, chỉ có 04 Bộ, cơ quan Trung ương giải ngân cao hơn mức trung bình cả nước, gồm: Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam; còn 13 Bộ, cơ quan Trung ương giải ngân dưới mức trung bình cả nước. |
Duy Thái
Bình luận
Tin tức cùng chuyên mục