Hà Nội, Ngày 02/11/2024

Ưu tiên hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới

Ngày đăng: 13/09/2023   15:38
Mặc định Cỡ chữ

Sáng 13/9/2023, tại thành phố Pleiku (Gia Lai) Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương phối hợp Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ nữ và việc thực hiện chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù” khu vực miền trung và Tây Nguyên.
 

Quang cảnh Hội thảo

Hội thảo có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá những kết quả đạt được đối với công tác cán bộ nữ và việc thực hiện chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù. Đây sẽ là cơ sở, căn cứ để phục vụ việc đánh giá toàn diện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới.

Dự Hội thảo có đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; các nhà nghiên cứu đến từ Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng đại diện lãnh đạo các Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban Dân vận, Ban Tổ chức, Ban Dân tộc, Hội Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam của 19 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga khẳng định, qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư, công tác phụ nữ tại các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo chuyển biến mới cả về chất lượng và số lượng phụ nữ tham gia đóng góp vào các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống chính trị tại các địa phương. Phụ nữ ngày càng tham gia sâu rộng trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội và khẳng định được vai trò, vị thế, sức sáng tạo, đóng góp vào những thành tựu chung tại các địa phương. Nhiều cơ chế, chính sách về lao động, việc làm, đào tạo nghề, phúc lợi xã hội liên quan đến phụ nữ đã được ban hành, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, công tác phụ nữ tại các địa phương trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục.

Thông qua 2 phiên thảo luận về “Tình hình thực hiện công tác phụ nữ và việc thực hiện chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù” và “Công tác cán bộ nữ và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ nữ”, các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất những nội dung, phương pháp mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác vận động phụ nữ; những giải pháp đổi mới để thích ứng với bối cảnh hiện nay nhằm thay đổi nhận thức về vai trò, vị trí của phụ nữ; cơ chế cụ thể để tổ chức thực hiện các chính sách hiện có thật sự hiệu quả, bảo đảm đúng đối tượng, địa bàn thụ hưởng; những chính sách cần bổ sung, điều chỉnh về đào tạo nghề, việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dịch vụ xã hội… dành riêng đối với từng nhóm phụ nữ đặc thù, đặc biệt là phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, đơn thân, cao tuổi, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ, lao động nữ di cư, chuyển đổi nghề…

Trước đó, các đại biểu đã dâng hoa, dâng hương tại Tượng Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại Quảng trường Đại đoàn kết; thăm hỏi, tặng quà 2 Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Thuê (sinh năm 1926, phường Hoa Lư) và Mẹ Rơ Mah Myơr (sinh năm 1931, xã Ia Kênh, thành phố Pleiku).

Các đại biểu cũng trao 50 suất quà tặng 50 em học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Pleiku và huyện Đắk Đoa; thăm các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc trưng địa phương, sản phẩm của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ./.

Theo: nhandan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Nghiên cứu, tham mưu chính sách đặc thù trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới

Ngày đăng 17/10/2024
Phát biểu tại buổi gặp mặt cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và lãnh đạo, giảng viên, sinh viên của Học viện Phụ nữ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao các Bộ: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiếp tục hướng dẫn, bố trí nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất để Học viện đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn đối với cơ sở giáo dục đại học, phục vụ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; nghiên cứu, tham mưu chính sách đặc thù trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và cam kết của Việt Nam trong thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 về bình đẳng giới.

Đẩy mạnh việc thực hiện quyền tham chính của phụ nữ Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngày đăng 30/08/2024
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền tham chính của phụ nữ không chỉ là một quyền lợi cá nhân, mà còn là một yếu tố quan trọng trong xây dựng và phát triển quốc gia. Tư tưởng của Người về quyền tham chính của phụ nữ, như khuyến khích phụ nữ tham gia chính trường, giáo dục nâng cao nhận thức, năng lực, phẩm chất chính trị cho phụ nữ và cần thiết thành lập một tổ chức đại diện cho nữ giới không chỉ thể hiện tư duy chính trị sâu rộng, tinh thần nhân văn cao cả của Người mà còn là kim chỉ nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN

Ngày đăng 23/08/2024
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone, sáng 23/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN lần thứ ba với chủ đề "Thúc đẩy nền kinh tế chăm sóc và khả năng tự cường hướng tới Cộng đồng ASEAN sau năm 2025".

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý

Ngày đăng 20/08/2024
Phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội nói chung, đồng thời là tiền đề để thực thi các quyền con người khác. Tuy nhiên, cho đến nay, định kiến về giới vẫn là một vấn đề thực tế của xã hội gây nên sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chính trị.

Phát huy vai trò của người có uy tín, chức sắc các tôn giáo trong thực hiện bình đẳng giới

Ngày đăng 19/07/2024
Việc phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ người có uy tín, chức sắc, chức việc các tôn giáo sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, bất bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.