Hà Nội, Ngày 01/12/2023

Đừng “ngại” đối thoại với dân

Ngày đăng: 06/09/2023   10:58
Mặc định Cỡ chữ

Buổi đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu với nông dân trên địa bàn tỉnh tháng 8/2023 diễn ra trong không khí dân chủ, chân thành, cởi mở. Nhiều vấn đề người dân quan tâm và kiến nghị được Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị trả lời thỏa đáng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới...
 

Quang cảnh buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu với nông dân. Ảnh minh họa

Thời gian qua, tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với người dân như ở Bạc Liêu được không ít địa phương tiến hành khá tốt. Qua đối thoại, nhiều vấn đề được giải quyết, giảm đáng kể bức xúc nổi cộm trong Nhân dân, góp phần tạo đồng thuận, quyết tâm cao trong toàn hệ thống chính trị thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng các cấp.

Cán bộ lãnh đạo địa phương thường xuyên đối thoại với Nhân dân không phải là chuyện mới, mà luôn đồng hành với quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, trở thành nét đặc sắc của công tác xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh.

Tuy nhiên, một số cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu địa phương chưa coi việc tiếp xúc, đối thoại với dân là nội dung quan trọng thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, chưa xem đó là giải pháp hàng đầu trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Cá biệt, có địa phương tiếp xúc, đối thoại với dân còn hình thức; vấn đề người dân quan tâm, bức xúc không được giải quyết, dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp, tụ tập đông người gây bất ổn về an ninh-trật tự, giảm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, chính quyền.

Cán bộ lãnh đạo “ngại” tiếp xúc với dân là biểu hiện của cán bộ yếu về phẩm chất, kém về năng lực. Những cán bộ đó đang đánh mất cơ hội hiểu cơ sở, sát cơ sở, đánh mất niềm tin của Nhân dân với bản thân, cao hơn là làm giảm niềm tin của dân đối với công tác cán bộ của Đảng. Tình trạng cán bộ lãnh đạo “ngại” tiếp xúc, đối thoại với dân, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của Nhân dân, là đang suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, cần phải kiên quyết phê bình, đấu tranh.

Sức mạnh của Đảng nằm trong mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân và giữa Nhân dân với Đảng. Việc của dân là việc của Đảng và ngược lại. Vì vậy, cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng, không được phép đứng ngoài những khó khăn, vướng mắc của dân. Phải thường xuyên lắng nghe dân, coi dân là trung tâm của sự nghiệp đổi mới trên tất cả hoạt động của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị.

Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở phải quán triệt nghiêm túc, thực hiện triệt để Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị “về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân”; đổi mới tác phong lãnh đạo, lề lối làm việc theo hướng phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân; đồng thời, phát huy tốt vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền... Đó chính là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ và tổ chức vững mạnh./.

Theo: qdnd.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Ngày đăng 15/11/2023
Ðể thu hút được nhân tài, xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã kế thừa quy định của Luật Thủ đô năm 2012 và có những điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp, hiệu quả hơn.  

Khoảng cách chống tham nhũng

Ngày đăng 13/11/2023
Năm 2022, Việt Nam tăng 3 điểm chỉ số cảm nhận tham nhũng so với năm 2021, cho thấy những nỗ lực, sự quyết tâm mạnh mẽ và hiệu quả thực tế của công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong nước.  

Lời hứa của Bộ trưởng, Trưởng ngành và những kỳ vọng

Ngày đăng 13/11/2023
Sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc, tập trung, sôi nổi, với tinh thần xây dựng, tâm huyết, trách nhiệm cao, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV hoàn thành tốt đẹp.  

Góc nhìn chuyên gia: Đôi điều suy nghĩ về kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 4 của Quốc hội

Ngày đăng 30/10/2023
Ngày 25/10/2023 vừa qua, với việc thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, Quốc hội đã hoàn thành công tác lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Đây là hoạt động thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ của các đại biểu Quốc hội mà của đông đảo cử tri, Nhân dân và dư luận xã hội. Trân trọng giới thiệu bài viết của TS Bùi Ngọc Thanh, đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội với những phân tích, đánh giá khách quan về kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp lần này.

Dám chịu trách nhiệm để đảm đương trọng trách

Ngày đăng 26/10/2023
Chiều 25/10/2023, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Nhiều vị trí có số phiếu “tín nhiệm cao” là kết quả xứng đáng với những lĩnh vực mà họ đang chịu trách nhiệm.