Hà Nội, Ngày 24/09/2023

Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh đến nhân dân Hàn Quốc

Ngày đăng: 16/08/2023   16:36
Mặc định Cỡ chữ
“Tôi vô cùng ấn tượng trước tinh thần yêu nước, thương dân, yêu dân tộc, suốt đời hy sinh vì nước, vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người là vĩ nhân được Nhân dân Việt Nam cũng như thế giới kính trọng…”
Giáo sư Ahn Kyong Hwan giới thiệu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Trường quốc tế Hàn Quốc.

Đó là điều được Giáo sư Ahn Kyong Hwan, Tổng Hiệu trưởng Trường quốc tế Hàn Quốc (KGS) tại Việt Nam, nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên. Xuất phát từ tình cảm chân thành đó, nhiều năm qua, vị Giáo sư này đã có nhiều hoạt động giới thiệu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến người dân Hàn Quốc cũng như bạn bè quốc tế.

Cơ duyên gặp "Nhật ký trong tù"

Chia sẻ cơ duyên gắn bó với Việt Nam gần 5 thập kỷ qua, Giáo sư Ahn Kyong Hwan cho biết, từ khi là học sinh trung học phổ thông, ông luôn mong muốn sau khi tốt nghiệp đại học sẽ làm việc cho một công ty xây dựng, tham gia các dự án kiến thiết để góp sức vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Ngoại ngữ ở Seoul Hàn Quốc năm 1978, ông xin vào làm việc tại Tập đoàn Hyundai và được bổ nhiệm làm Giám đốc chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1989 đến năm 1994. Trong quá trình làm việc tại Việt Nam, ông đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh).

Khi làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh, tình cờ ông thấy tác phẩm "Nhật ký trong tù" tại quầy sách và từ đó có hứng thú với văn học Việt Nam, bắt đầu nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Điều khiến tôi ấn tượng với tác phẩm này là tinh thần yêu nước, thương dân, yêu dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người thực sự là một vĩ nhân được nhân dân trên thế giới kính trọng”, Giáo sư Ahn Kyong Hwan bày tỏ.

Trước khi dịch tác phẩm "Nhật ký trong tù", ông đã về thăm quê hương Bác Hồ, một mình đến Kim Liên, làng Sen và tham quan nơi sinh, quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại... Sau chuyến thăm đó trở về, ông bắt tay vào dịch tác phẩm "Nhật ký trong tù" sang tiếng Hàn Quốc.

Sau một năm miệt mài, dịch xong tác phẩm, ông đã in 1.000 cuốn để tặng bạn bè và các thư viện trường đại học. “Tôi mong muốn thông qua việc người Hàn Quốc tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, họ sẽ hiểu được vì sao người Việt Nam lại yêu quý Chủ tịch Hồ Chí Minh và hiểu hơn về văn hóa, con người Việt Nam. Từ đó đến nay, tôi không nhớ tác phẩm "Nhật ký trong tù" dịch sang tiếng Hàn Quốc đã được tái bản bao nhiêu lần nữa”, Giáo sư Ahn Kyong Hwan nói.

Tập thơ chuyển ngữ này đã được trao tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội và được vinh dự trưng bày nhân dịp kỷ niệm 105 năm Ngày sinh của Bác.

Lan tỏa tinh thần học và làm theo Bác

Với nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, Giáo sư Ahn Kyong Hwan cảm nhận rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn sâu xa từ tinh thần yêu nước, thương dân. Đặc biệt là tinh thần “chí công vô tư” của Người đã đoàn kết được dân tộc Việt Nam và sự đoàn kết này đã làm nên sức mạnh để chiến thắng.

Để lan tỏa hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua tác phẩm "Nhật ký trong tù", ông đã mang sách gửi tặng các thư viện trường đại học, với nỗ lực giới thiệu về tấm gương đạo đức sáng ngời, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và nhân cách của Người. Năm 2005, ông còn vận động 25 nhà thư pháp nổi tiếng của Hàn Quốc tham gia thể hiện các tác phẩm trong tập thơ "Nhật ký trong tù".

Giáo sư Ahn Kyong Hwan còn vận động tổ chức 5 cuộc triển lãm các tác phẩm thư pháp này trong thời gian 11 tháng tại 5 thành phố lớn của Hàn Quốc là Seoul, Busan, Daegu, Mokpo và Gwangju. Ông chia sẻ: “Tôi nghĩ, giá trị và ảnh hưởng của "Nhật ký trong tù" sẽ còn được lan tỏa mãi mãi và chúng ta cần khuyến khích thế hệ trẻ sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại, bồi dưỡng Nhân - Trí - Dũng vẹn toàn. Tôi mong muốn được đóng góp một phần nhỏ trí lực của mình trong các hoạt động đó”.

Không chỉ dày công dịch tác phẩm "Nhật ký trong tù", trong hơn 26 năm giảng dạy tại Hàn Quốc, Giáo sư Ahn Kyong Hwan luôn giới thiệu hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với người dân Hàn Quốc cũng như bạn bè quốc tế. Để ghi nhận tình cảm, lòng kính yêu và những đóng góp đối với việc lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh tới nhân dân Hàn Quốc, Nhà nước Việt Nam đã tặng thưởng Huân chương Hữu nghị và nhiều danh hiệu cho Giáo sư Ahn Kyong Hwan. Ông còn là công dân danh dự của Thủ đô Hà Nội.

Bà Nguyễn Tường Vy, Chủ tịch Hội đồng Trường KGS bày tỏ, dù công việc Tổng Hiệu trưởng Trường KGS tại Việt Nam rất bận, nhưng hằng tháng, Giáo sư Ahn Kyong Hwan vẫn miệt mài viết bài cho nhật báo Aju của Hàn Quốc để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong các chương trình học của Trường KGS, ông cũng dành thời gian để chia sẻ với học sinh của nhà trường về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc./.

Theo: hanoimoi.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Nội dung và giá trị cốt lõi trong tác phẩm “Thường thức chính trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày đăng 07/09/2023
Tác phẩm “Thường thức chính trị” của  Chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1953 đã trang bị cho người đọc những hiểu biết căn cốt nhất về chính trị từ vấn đề giai cấp đến vấn đề dân tộc, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, từ xây dựng Đảng đến xây dựng Nhà nước… Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm quan trọng này không chỉ là định hướng cho toàn Đảng, toàn dân về cách nghĩ, cách làm mà còn tạo niềm tin tất thắng vào sự nghiệp cách mạng. Cho đến nay, tác phẩm “Thường thức chính trị” vẫn còn nguyên tính thời sự, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. 

Quan điểm “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay

Ngày đăng 15/08/2023
Trong bài phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”(1) - đây là luận điểm sâu sắc, nhất quán và xuyên suốt trong tư tưởng của Người về Đảng Cộng sản Việt Nam; là kết tinh những giá trị đặc sắc của danh dự, sự đoàn kết, trí tuệ, bản lĩnh và trong sáng của mỗi đảng viên và tổ chức Đảng. Chính vì lẽ đó, Đảng ta luôn kế thừa và vận dụng sáng tạo những quan điểm của Người vào việc xây dựng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Học tập phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày đăng 24/07/2023
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao sự cần thiết và vai trò của việc nêu gương đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Nêu gương được Người coi là một trong những cách thức quan trọng để cán bộ, đảng viên phát huy trách nhiệm của mình trước Đảng và trước Nhân dân. Tư tưởng đó của Người có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay

Ngày đăng 25/07/2023
Từ những ngày đầu trong hành trình tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã quan tâm tìm kiếm mô hình nhà nước vừa đảm bảo kế thừa truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam, vừa tiếp thu và kế thừa các giá trị văn minh pháp lý nhân loại, trong đó có tư tưởng về nhà nước pháp quyền. Khi giữ cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước, tư tưởng này của Người đã từng bước được hiện thực hóa. Ngày nay, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã và đang quyết tâm kế thừa, phát triển tư tưởng của Người để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”(1).

Hình thức dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh và ý nghĩa trong tình hình hiện nay

Ngày đăng 28/06/2023
Công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn đặt công tác dân vận ở tầm chiến lược, đồng thời coi trọng các hình thức triển khai công tác dân vận thiết thực, cụ thể để tập hợp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết của toàn dân tộc. Nghiên cứu về các hình thức dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa rất thiết thực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Tiêu điểm

Triển lãm số "Không gian Mộc bản triều Nguyễn"

Tối ngày 22/9/2023, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức khai mạc Triển lãm số “Không gian Mộc bản triều Nguyễn” và sự kiện “Hành trình di sản trong thời đại số” với sự tham gia của gần 200 đại biểu, khách mời là lãnh đạo Bộ Nội vụ, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, cùng nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ công tác trong lĩnh vực lưu trữ và văn hóa ở trung ương và địa phương.