Hà Nội, Ngày 20/04/2024

"Trọng" và "dụng"

Ngày đăng: 31/05/2023   16:38
Mặc định Cỡ chữ
“Trọng” nhân tài thể hiện cái tâm của người làm lãnh đạo, còn việc “dụng” sao cho “khéo” lại thể hiện cái tầm. Từ chỗ “khéo lựa chọn” để tìm cho được người tài, mà tài thật, chứ không phải tài “chém gió”, tài nịnh nọt, xun xoe; đến chỗ “khéo phân phối” cốt sao đặt người tài vào đúng lĩnh vực chuyên môn, sở trường, tránh đặt chéo ngoe, khéo mà thành “bảo thợ rèn đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao”; và “chốt hạ” lại ở “khéo dùng” để khỏi lãng phí chất xám, lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ảnh minh họa

- Mừng quá ông ạ, tỉnh mình vừa ra văn bản “chiêu hiền, đãi sĩ”, thu hút nhân tài về làm việc. Thấy bảo chế độ lương, đãi ngộ sẽ tốt hơn. Hy vọng bộ mặt tỉnh nhà vài năm nữa thay đổi, tôi với ông ngồi thưởng thức chén trà cũng thấy vui!

- Phải đợi thực tế để xem thế nào, nói vậy chứ đôi khi làm không vậy!

- Thì cứ phải có chủ trương, chính sách, rồi mới chiêu dụ được nhân lực chất lượng chứ ông. Thế đã là “Nói đi đôi với làm rồi còn gì". Lãnh đạo tỉnh lên truyền hình phát biểu, kêu gọi. Các cơ quan, đoàn thể đều có kế hoạch tuyển dụng, thu hút. Giờ chỉ đợi tin vui bay về. Tự hào là tỉnh nhà cũng nhiều chuyên gia, kỹ sư lành nghề, sinh viên, học sinh du học đang bôn ba khắp nơi cả… Giờ tụ được về quê hương góp sức chẳng là hỉ sự hay sao?

- Nói thật, tôi mới chỉ mừng nửa thôi. Chính sách, chủ trương suy cho cùng cũng mới chỉ là vế “trọng”, còn vế “dụng” ý là khi nhân tài về, ta “dùng” như thế nào mới là chuyện phải bàn. Đâu chỉ là vấn đề cơ chế đãi ngộ, mà còn là chuyện nguồn nhân lực chất lượng ấy sẽ “chạy” ra sao. Chứ tuyển tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư về để ngồi bàn giấy, để bưng nước, pha trà, để chạy đi photo văn bản này, sửa chữa cái máy in kia, “vâng vâng, dạ dạ”… thì e rằng, phần lớn các em, các cháu lại “quay xe” đi ông ạ.

Câu chuyện bàn trà của hai ông bạn già, hóa ra lại không “gói gọn” ở tỉnh nhà, mà âu cũng là chuyện của bất kỳ địa phương, cơ sở, ban, ngành nào. Vì “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nên “trọng dụng người tài” luôn được xác định là công việc quan trọng đặc biệt. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển thêm nhiều”.

Thế nên, mới nói, “trọng” nhân tài thể hiện cái tâm của người làm lãnh đạo, còn việc “dụng” sao cho “khéo” lại thể hiện cái tầm. Từ chỗ “khéo lựa chọn” để tìm cho được người tài, mà tài thật, chứ không phải tài “chém gió”, tài nịnh nọt, xun xoe; đến chỗ “khéo phân phối” cốt sao đặt người tài vào đúng lĩnh vực chuyên môn, sở trường, tránh đặt chéo ngoe, khéo mà thành “bảo thợ rèn đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao”; và “chốt hạ” lại ở “khéo dùng” để khỏi lãng phí chất xám, lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nói “khéo dùng” ở đây là muốn nhấn mạnh đến việc tạo điều kiện cũng như môi trường thuận lợi nhất để có thể nuôi dưỡng, chăm sóc, bồi đắp, phát triển và hoàn thiện các năng lực và phẩm chất của người tài. “Khéo dùng” còn đòi hỏi người lãnh đạo phải công tâm, trân trọng tài năng, phải biết lắng nghe những phản biện, tranh luận, thậm chí cả “trung ngôn nghịch nhĩ”. Có thế, người tài mới phát huy hết tâm sức, trí lực để cống hiến, phụng sự cho đất nước, phục vụ Nhân dân.

Chứ còn, đâu đó, ở địa phương này, hùng hồn tuyên bố “trọng dụng người tài” nghe rõ “kêu”, nhưng khi “có trong tay” lại nảy “bệnh” hẹp hòi, định kiến, đố kị, bè phái để thể hiện uy quyền, đe nẹt. Trước mặt, ra vẻ “lắng nghe” ý kiến người tài góp ý rất dân chủ, rồi lại “sổ toẹt” quay lưng, cốt chỉ dùng người “phe mình”, “phái mình”, cơ hội, xu nịnh, ngoan ngoãn, dễ bảo nhưng bất tài. Cứ vậy, nên người tài đến lại đi như “lá rụng mùa thu” mà thôi!

Ngẫm ra, “trọng” nhưng phải “dụng” người tài là vì thế!./.

Theo: tuyengiao.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Quyết tâm lớn, giải pháp mạnh, đồng tình của người dân!

Ngày đăng 16/04/2024
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương đúng đắn, xu thế tất yếu, không thể chậm trễ và không thể đảo ngược. Tuy nhiên, đây là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, tác động đến nhiều đối tượng nên phải tính toán kỹ lưỡng, quyết tâm lớn, giải pháp mạnh và có sự đồng tình của người dân.

Ghép tên xã theo kiểu "công bằng máy móc" sẽ tạo ra những cái tên nực cười

Ngày đăng 15/04/2024
Nếu cứ “công bằng” theo kiểu ghép máy móc tên 2 xã được sáp nhập, chúng ta sẽ tạo ra những cái tên bị nhiều người đánh giá là buồn cười như “Đôi Hậu” ở Nghệ An.

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Ngày đăng 09/04/2024
Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Để không hổ thẹn với dân, với chính mình

Ngày đăng 04/04/2024
Trong cuộc sống, có làm ắt có đúng có sai, nhất là những công việc khó khăn, phức tạp, nhạy cảm tác động đến nhiều người. Nhưng nếu chỉ vì sợ sai, sợ bị xử lý, sợ phải chịu trách nhiệm mà chùn bước, thì không xứng đáng là cán bộ, đảng viên, không xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

Ngày đăng 01/04/2024
Đường đến vinh quang chỉ dành cho những người có chí "vượt nắng, thắng mưa", dám đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Còn ai đó mới thấy sóng cả đã ngã tay chèo, né tránh, đùn đẩy thì không bao giờ đi tới đích, nói gì chuyện vươn ra biển lớn. Cuộc sống càng phát triển càng nhiều khó khăn, thử thách. Có xem đó là cơ hội để "lửa thử vàng" thì mới làm nên mùa vàng bội thu. Công cuộc đổi mới đất nước đang cần những con người như thế.