Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Thành phố Hồ Chí Minh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thành lập Sở An toàn thực phẩm

Ngày đăng: 30/05/2023   21:26
Mặc định Cỡ chữ
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, chiều ngày 30/5/2023, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, Thành phố Hồ Chí Minh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để nâng cấp từ Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành Sở An toàn thực phẩm và được thí điểm trong 5 năm khi Nghị quyết được Quốc hội thông qua.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái) phát biểu tại phiên họp. Ảnh: quochoi.vn

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ, đây là nội dung rất quan trọng Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 nhằm thể chế hóa tinh thần của Nghị quyết số 24-NQ/TW và Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong đó, Nghị quyết số 31-NQ/TW có nêu rõ cần hết sức chú trọng đến việc phân cấp, phân quyền cho Thành phố Hồ Chí Minh trên một số lĩnh vực, đây là điểm nhấn trong Nghị quyết trên.

Trên tinh thần đó, Ban Cán sự đảng Chính phủ cũng như Chính phủ đã có nhiều phiên họp để định hướng, trao đổi, chia sẻ và thống nhất, sau đó hoàn thiện. Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có những phiên họp thảo luận sâu về vấn đề này để trình Quốc hội. Có thể nói, dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội tại Kỳ họp lần này đã khá hoàn thiện.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, tại Kỳ họp lần này, dự kiến Quốc hội sẽ phân cấp, phân quyền cho Thành phố Hồ Chí Minh một số nội dung, trong đó nổi lên vấn đề liên quan tới Sở An toàn thực phẩm. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ, về cơ sở chính trị thì đã được căn cứ vào Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư và căn cứ theo tinh thần Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị. Liên quan tới pháp lý, các luật cũng có quy định liên quan; đặc biệt liên quan tới Luật An toàn thực phẩm. Trên thực tiễn, Chính phủ đã cho phép Thành phố Hồ Chí Minh thí điểm Ban Quản lý an toàn thực phẩm từ năm 2017 và đã được thực hiện rất hiệu quả.

Qua tổng kết đánh giá với 03 mô hình thí điểm gồm Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bắc Ninh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hiệu quả nhất. Từ đó, trên cơ sở Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư, Thành phố cũng có đề xuất tiếp tục nâng cấp thí điểm từ Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành Sở An toàn thực phẩm. Từ các cơ sở trên có thể thấy đã đủ điều kiện, tiêu chuẩn để nâng cấp từ Ban lên Sở và được thí điểm trong 5 năm khi Nghị quyết được Quốc hội thông qua. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà mong muốn, các vị đại biểu Quốc hội sẽ ủng hộ Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thực hiện thí điểm mô hình này để tổng kết, rút kinh nghiệm và đánh giá hiệu quả thực hiện trên tinh thần Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư. Qua đó kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất có một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm về an ninh, an toàn thực phẩm.

Thảo luận tại phiên họp, đa số các đại biểu bày tỏ đồng tình với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, qua tổng kết Nghị quyết số 54/2014/QH14 cho thấy, các chính sách hiện hành cơ bản chỉ tương tự như các địa phương có cơ chế đặc thù. Phạm vi, quy mô, tính chất của các chính sách còn chừng mực, chưa tạo sức nặng đột phá. Trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt quan trọng, với vị thế đầu tàu, trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính lớn nhất cả nước, có số người lao động lớn nhất toàn quốc, điều tiết số thu về ngân sách trung ương cao nhất, hiện đang đóng góp khoảng 27%. Vì vậy, việc có chính sách vượt trội tạo bước đột phá theo đúng tinh thần Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị là cần thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với Thành phố Hồ Chí Minh mà cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như cả nước./.

Nhật Nam

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Rà soát các quy định của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) để tránh chồng chéo, trùng lắp với quy định của Luật Di sản văn hóa

Ngày đăng 27/03/2024
Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, chiều ngày 26/3/2024, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng và Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng dự Hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Ngày đăng 25/03/2024
Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin - cho".

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân

Ngày đăng 25/03/2024
Sáng 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.  

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Ngày đăng 23/03/2024
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 theo đúng quy định, không để tiếp tục chậm trễ; việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn phải bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với khả năng thực hiện, giải ngân và đúng các quy định pháp luật về đầu tư công. 

Bộ Nội vụ trả lời đề xuất, kiến nghị của cử tri khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Ngày đăng 22/03/2024
Bộ Nội vụ vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Tiêu điểm

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.