Hà Nội, Ngày 24/09/2023

Một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập chính trị cho đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp ở các đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay

Ngày đăng: 02/06/2023   10:38
Mặc định Cỡ chữ
Trong Luật quân nhân chuyên nghiệp đã xác định: “Quân nhân chuyên nghiệp là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý”(1). Chất lượng đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Vì vậy, quân nhân chuyên nghiệp ở đơn vị cơ sở trong quân đội phải thường xuyên được học tập chính trị, bồi dưỡng về mọi mặt nhất là về lập trường chính trị, tư tưởng, bản lĩnh, tác phong cũng như phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện mới.
Ảnh minh họa: qdnd.vn

Thực trạng việc học tập chính trị của đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp ở các đơn vị cơ sở trong quân đội 

Những năm qua, cấp ủy, chỉ huy các đơn vị cơ sở trong Quân đội đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo từng bước nâng cao chất lượng học tập chính trị cho đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp. Bám sát sự chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên và tình hình thực tiễn của đơn vị; thực hiện tốt kế hoạch học tập chính trị đã xác định, có nhiều đổi mới cả nội dung, hình thức, phương pháp bảo đảm cho quá trình học tập chính trị cho đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng bộ, có chiều sâu; thực sự góp phần quan trọng làm cho đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp luôn kiên định mục tiêu lý tưởng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết nhất trí, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Tích cực đổi mới và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức học tập chính trị cho đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp; vừa làm vừa rút kinh nghiệm để ngày càng hoàn thiện hơn. Hình thức giảng dạy thường xuyên được đổi mới, cơ bản phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị như: Trong bài giảng kết hợp sử dụng phương tiện trình chiếu powerpoint, minh họa bằng sơ đồ với truyền đạt kiến thức; từng bước khắc phục tình trạng giảng dạy lý thuyết “một chiều” những nội dung có sẵn trong giáo trình; thường xuyên tổ chức trao đổi, thảo luận theo hình thức “hỏi - đáp”. Việc quản lý quá trình học tập và thực hiện chế độ kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm được duy trì có nền nếp. Đã có nhiều đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá thực chất kết quả nhận thức của đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau, như kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp, hỏi đáp trắc nghiệm... tăng cường phúc tra. Do vậy, đã đánh giá tương đối sát đúng về kết quả học tập chính trị của đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp.

Việc bảo đảm kinh phí, tài liệu, phương tiện học tập chính trị của đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp ở các đơn vị cơ sở, mặc dù còn có những khó khăn nhất định, song, đã thực hiện và sử dụng đúng mục đích kinh phí, cơ sở vật chất từ trên cấp theo đúng quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Đồng thời, một số đơn vị chủ động mua sắm thêm cơ sở vật chất phục vụ quá trình học tập chính trị trong điều kiện có thể. 

Tuy nhiên, việc học tập chính trị của đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp ở các đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay còn một số hạn chế. Một số cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng, cán bộ giảng dạy chính trị ở đơn vị cơ sở chưa thể hiện hết vai trò, trách nhiệm trong quá trình triển khai thực hiện học tập chính trị của đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp “chất lượng công tác giáo dục chính trị, quản lý tư tưởng có nội dung hạn chế”(2). Việc đổi mới hình thức, phương pháp trong dạy và học triển khai chưa đồng đều, chưa thường xuyên. Trong tổ chức học tập quán triệt chỉ thị, nghị quyết phần lớn là tổ chức học tập trung, việc duy trì thảo luận đóng góp ý kiến còn giản đơn, thiếu chiều sâu. Một bộ phận quân nhân chuyên nghiệp chưa thể hiện được sự năng động, sáng tạo và khả năng tự học tập, nghiên cứu của bản thân; còn lúng túng về phương pháp học tập, dẫn đến kết quả học tập chính trị chưa cao.

Giải pháp nâng cao chất lượng học tập chính trị cho đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp ở các đơn vị cơ sở trong quân đội 

Một là, phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì và cơ quan chính trị

Đối với cấp ủy, tổ chức đảng, là nơi thể hiện đầy đủ các mặt hoạt động và sức chiến đấu của Đảng. Vì vậy, tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng với nâng cao chất lượng học tập chính trị của đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp là đòi hỏi cấp thiết. Do đó cấp ủy, tổ chức đảng phải thể hiển rõ vai trò trong việc đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù hợp, bảo đảm đúng đối tượng, nội dung, thời gian học tập chính trị cho đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp. Cấp ủy, tổ chức đảng cần chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và năng lực sư phạm cho đội ngũ cán bộ giảng dạy. 

Đối với đội ngũ cán bộ chỉ huy, trước hết là cán bộ chủ trì các cấp ở các cơ quan, đơn vị cơ sở trong Quân đội phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của nâng cao hiệu quả học tập chính trị của đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Do đó, đội ngũ cán bộ chỉ huy cần duy trì chặt chẽ chế độ sinh hoạt, học tập và kết hợp chặt chẽ giữa học tập chính trị của đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp với các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị. Khắc phục, ngăn ngừa những biểu hiện độc đoán, gia trưởng, xem nhẹ học tập chính trị, coi quá trình học tập chính trị của đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp là của cơ quan chính trị, cán bộ chính trị, thiếu trách nhiệm, thiếu quan tâm... Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện cắt xén nội dung, thời gian. Tránh để xảy ra chồng chéo giữa học tập chính trị với các nhiệm vụ khác.

Đối với cơ quan chính trị của đơn vị cơ sở, cơ quan chính trị xây dựng và lập kế hoạch giáo dục chính trị phải chủ động, chính xác, khoa học. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị phải cụ thể, rõ ràng; tăng cường kiểm tra, uốn nắn kịp thời những lệch lạc; làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng, đăng ký thống kê theo dõi, quản lý chất lượng học tập chính trị của đơn vị. Lấy kết quả học tập chính trị hàng năm là một nội dung để đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng tại đơn vị.

Hai là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị, đổi mới hình thức, phương pháp giảng dạy, học tập

Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị đủ về số lượng và đảm bảo có chất lượng. Có kế hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ giảng dạy chính trị đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, bảo đảm có sự kế thừa giữa các thế hệ. Bồi dưỡng phẩm chất và năng lực toàn diện cho cán bộ giảng dạy chính trị. Đồng thời, cán bộ giảng dạy chính trị phải là nhà sư phạm mẫu mực, nói và làm thống nhất, để bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, niềm tin cộng sản cho đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp.

Cán bộ giảng dạy chính trị phải gắn liền giáo dục chính trị với quân sự “học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn...”; ngôn ngữ sử dụng hết sức trong sáng, dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ, không nên trích dẫn nhiều kinh điển, đi thẳng vào nội dung bài giảng; lấy những ví dụ sát với chủ đề bài giảng, được dư luận xã hội quan tâm, mang tính thời sự; thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng quân nhân chuyên nghiệp, cần đi vào những nội dung trọng tâm, trọng điểm, ngắn gọn, xúc tích, bảo đảm đúng, đủ các nội dung theo quy định, hướng dẫn của cấp trên. Khuyến khích trao đổi, phát huy tính tích cực, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, áp dụng phương pháp nêu vấn đề và tăng tính trực quan trong giảng dạy. 

Trong quá trình giảng dạy, đội ngũ giảng viên cần chủ động đặt ra những câu hỏi tình huống gắn với thực tiễn để người học tranh luận, trao đổi, trình bày ý kiến; đồng thời chia sẻ những băn khoăn vướng mắc của người học và tỏ rõ thái độ đồng tình hay không đồng tình về những ý kiến người học trình bày. Kết luận từng vấn đề và toàn bộ nội dung bài học phải gọn rõ, súc tích và định hướng tiếp tục suy nghĩ, hành động, phát triển kết quả trong học tập...

Ba là, phát huy tinh thần tự giác học tập chính trị của đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp 

Trước hết, làm cho đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp hiểu rõ quan điểm của Đảng, mỗi quân nhân chuyên nghiệp phải tích cực, chủ động học tập, rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp ở đơn vị cơ sở trong Quân đội cần tạo ra môi trường chính trị, văn hóa trong sạch, lành mạnh, kích thích nhu cầu tự học tập chính trị cho đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.

---------------

Ghi chú:

(1) Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015.

(2) Tài liệu nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nxb QĐND 2020, tr35.

Tài liệu tham khảo:

1. Tài liệu nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nxb QĐND, Hà Nội, 2020.

2. Lê Viết Thông (2016), “Thực hiện đề án “Đổi mới công tác GDCT tại đơn vị trong giai đoạn mới” của khoa CTĐ, CTCT, kết quả và kinh nghiệm”, Tạp chí Khoa học chính trị quân sự, số 3, tháng 6/2016.

3. Quy chế số 438/QĐ-CT ngày 21/3/2016 của Tổng Cục chính trị về Giáo dục chính trị trong Quân đội và Dân quân tự vệ Việt Nam.

Trung tá, ThS Nguyễn Hữu Nam; Trung tá, ThS Phạm Văn Ngọc - Khoa CTĐ, CTCT, Học viện Chính trị

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Cơ cấu, tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở chính quyền đô thị tại Việt Nam hiện nay

Ngày đăng 07/09/2023
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII yêu cầu: “Kiện toàn tổ chức, tinh giản hợp lý đầu mối, bỏ cấp trung gian, tinh giản biên chế”(1) phải gắn với: “Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức”(2). Trên cơ sở đó, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng đã xây dựng đề án tổ chức thí điểm mô hình chính quyền đô thị. Đến nay, Quốc hội đã ban hành các nghị quyết để thí điểm áp dụng xây dựng mô hình chính quyền đô thị ở 03 thành phố trực thuộc Trung ương nói trên(3). 

Bàn về tính khoa học, hợp lý của phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương ở Việt Nam hiện nay

Ngày đăng 29/08/2023
Trên cơ sở luận giải, phân tích cơ sở pháp lý và kết quả triển khai thực hiện phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương trong thời gian qua, bài viết đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, khóa XIII.

Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và chuyển đổi số hiện nay

Ngày đăng 28/08/2023
Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) nhằm nâng cao chất lượng trong cơ quan nhà nước là nội dung quan trọng trong quá trình cải cách nền hành chính nhà nước nói chung và cải cách công vụ, công chức nói riêng. Công tác này trở nên cấp thiết hơn khi tình trạng không ít CBCCVC có năng lực nghỉ việc thời gian qua và khi triển khai Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 31/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong bối cảnh đang thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Bài viết đi sâu phân tích nội hàm lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế về quản lý CBCCVC theo vị trí việc làm và khung năng lực, có so sánh với một số cách thức quản lý nguồn nhân lực khác, qua đó đối chiếu với thực tiễn trong nước để làm rõ, đóng góp một số nội dung tham khảo trong quá trình thu hút, giữ chân và phát triển CBCCVC có năng lực trong cơ quan nhà nước thời gian tới.

Chuyển đổi số và thách thức đối với thực thi quyền lực nhà nước

Ngày đăng 09/08/2023
Chuyển đổi số đang tạo ra những tác động đa chiều lên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội hiện đại, trong đó có lĩnh vực hoạt động của khu vực công (căn bản là thực thi quyền lực nhà nước) trên cả hai phương diện thời cơ và thách thức. Bài viết tập trung phân tích, nhận diện những thách thức đối với thực thi quyền lực nhà nước từ công cuộc chuyển đổi số, từ đó đưa ra một số gợi mở đối với Việt Nam hiện nay.

Đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay

Ngày đăng 28/07/2023
Sau 37 năm tiến hành công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(1). Trong đó, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đóng vai trò rất quan trọng, được xác định là triệt để nhất, góp phần làm trong sạch nội bộ Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nâng cao vị thế, uy tín và củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. 

Tiêu điểm

Triển lãm số "Không gian Mộc bản triều Nguyễn"

Tối ngày 22/9/2023, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức khai mạc Triển lãm số “Không gian Mộc bản triều Nguyễn” và sự kiện “Hành trình di sản trong thời đại số” với sự tham gia của gần 200 đại biểu, khách mời là lãnh đạo Bộ Nội vụ, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, cùng nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ công tác trong lĩnh vực lưu trữ và văn hóa ở trung ương và địa phương.