Hà Nội, Ngày 10/06/2023

Phát triển Hà Nội toàn diện, nhanh, bền vững, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia

Ngày đăng: 26/05/2023   06:28
Mặc định Cỡ chữ
Tại Thông báo số 195/TB-VPCP ngày 25/5/2023, Thường trực Chính phủ yêu cầu thành phố Hà Nội cần nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí, tiềm năng, tầm quan trọng của Thành phố trong sự phát triển chung của cả nước "cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước". Đồng thời, nhận diện rõ các khó khăn, thách thức, tồn tại, hạn chế yếu kém, phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, truyền thống đoàn kết, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo để phát triển Hà Nội toàn diện, nhanh, bền vững, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước. Thủ đô phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Chú trọng sơ kết, tổng kết mô hình hay, cách làm tốt để nhân rộng, tạo sức lan tỏa cao. Khuyến khích, bảo vệ những người dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung, tránh khuynh hướng trông chờ, ỷ lại và sợ trách nhiệm.
Quang cảnh buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, ngày 06/5/2023. 

Thường trực Chính phủ yêu cầu Thành phố Hà Nội đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và thủ tục hành chính, trong đó tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của các cấp và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, trong sạch, tận tụy, vì Nhân dân phục vụ.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp sớm hoàn thiện, trình Chính phủ cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), phân cấp, phân quyền tối đa, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô, qua đó cụ thể hóa các nội dung được quy định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị, bảo đảm tổng quát, bao trùm, khả thi, hiệu quả.

Khẩn trương hoàn thành lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065 với tư duy đổi mới, tầm nhìn đột phá, chiến lược, dài hạn, phát huy được mọi tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, đồng thời giải quyết được các mâu thuẫn, tồn tại, hạn chế. Tổ chức triển khai quy hoạch đô thị thật tốt, hiện đại và bản sắc, mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thành phố.

Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chuyển đổi số quốc gia, triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Coi trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, nhất là người đứng đầu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức./.

Hoàng Hà

Tin tức cùng chuyên mục

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng 29/05/2023
Cơ cấu tổ chức chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh (thực hiện từ ngày 01/7/2021) sẽ không tổ chức HĐND ở quận, phường. Trong bối cảnh đó, vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là rất quan trọng. Bài viết đánh giá những kết quả đạt được và một số giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Bình Dương phấn đấu trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương

Ngày đăng 08/06/2023
Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh tại Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 154/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình số 113/Ctr-TU của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ngày 06/6 vừa qua, nhằm định hướng phát triển Bình Dương phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tổng Thư ký Quốc hội: Hầu hết ý kiến nhất trí ban hành và thông qua Nghị quyết mới về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM tại Kỳ họp thứ 5

Ngày đăng 07/06/2023
Trong 128 ý kiến tại 19 tổ đại biểu Quốc hội, có 115 ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, cho rằng các báo cáo được chuẩn bị công phu, đánh giá khá toàn diện về tất cả các nội dung đề xuất trình Quốc hội cho thực hiện thí điểm để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).

Khẩn trương trình quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày đăng 03/06/2023
Ngày 03/6/2023, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 205/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đáp ứng yêu cầu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới

Ngày đăng 02/06/2023
Ngày 02/6/2023, Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (kèm theo Nghị quyết số 87/NQ-CP). Theo đó, Chính phủ giao Ủy  ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan tiến hành sơ kết việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.