Hà Nội, Ngày 10/06/2023

Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng đô thị văn minh ở thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội

Ngày đăng: 23/05/2023   09:55
Mặc định Cỡ chữ
Đô thị văn minh được hiểu là những hành vi, thái độ, ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội, môi trường sống theo hướng xanh, sạch, đẹp, tiện ích về mọi mặt, là các giá trị văn hoá, đạo đức của dân tộc được phát huy, phục vụ hữu ích cho đời sống vật chất, tinh thần của con người. Đối với thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, xây dựng đô thị văn minh là quá trình chủ động, tích cực của cấp uỷ, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành liên quan và nhân dân với các cách thức, biện pháp triển khai tổ chức thực hiện phù hợp, hiệu quả kế hoạch của Đảng, Nhà nước, Thành uỷ Hà Nội về quy hoạch phát triển đô thị thông minh nhằm thu hút đầu tư phát triển, đẩy mạnh quá trình đô thị hoá nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Thị xã Sơn Tây ngày càng sáng – xanh – sạch – đẹp. Ảnh: Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây

Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng đô thị văn minh ở thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội hiện nay

Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng đô thị văn minh ở thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội hiện nay được xem là nhân tố hàng đầu quyết định đến thành công của các dự án, kế hoạch của cấp trên đã xác định, cụ thể:

Hệ thống chính trị cơ sở - lực lượng trực tiếp tuyên truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đô thị văn minh.

Những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đô thị văn minh được hệ thống chính trị cơ sở quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, như: Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết Trung ương khoá XIII, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ TP Hà Nội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XXI. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;… trên cơ sở đó, Thị ủy, UBND thị xã Sơn Tây cụ thể hoá, thể chế hoá thành các chương trình, kế hoạch phù hợp với đặc điểm, tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra; tích cực, chủ động tuyên truyền, phổ biến đến từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức, hành động trong quá trình triển khai, huy động được tối đa các nguồn lực phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng đô thị văn mình. 

Hệ thống chính trị cơ sở - lực lượng chính tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch về xây dựng đô thị văn minh.

Xây dựng đô thị văn minh là nhiệm vụ của mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân, trong đó hệ thống chính trị cơ sở là lực lượng chính trong tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch do Đảng, Nhà nước, Thành uỷ Hà Nội đã xác định. Đó là sự chi tiết hoá đến từng bộ phận, lực lượng, giao nhiệm vụ cho các tổ chức, cá nhân phụ trách ở từng nội dung, từng phần việc, bảo đảm tính liên thông, liền mạch, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các thành tố trong hệ thống chính trị cơ sở. Các chương trình, kế hoạch về xây dựng đô thị văn minh có được thực hiện hay không, Nhân dân có được tham gia vào các công việc cùng với chính quyền địa phương hay không, phụ thuộc không ít vào tính năng động, sáng tạo của hệ thống chính trị cơ sở để khơi dậy giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của Nhân dân vào thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.

Hệ thống chính trị cơ sở - lực lượng chủ yếu tham mưu, đề xuất với cấp trên về nội dung, biện pháp xây dựng đô thị văn minh.

Quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, xuất hiện những tình huống, sự việc phát sinh, hệ thống chính trị cơ sở là lực lượng quan trọng tham mưu, đề xuất, góp ý kịp thời bổ sung, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện; trên cơ sở những quy định, hướng dẫn đã xác định, thực tiễn công việc nảy sinh nhiều vấn đề mới từ cách làm, cách bố trí, sắp xếp lực lượng để xây dựng các khu vực, địa bàn theo ý định đề ra, hệ thống chính trị cơ sở cần phối hợp chặt chẽ với Nhân dân để lắng nghe những tâm tư, tình cảm của người dân, doanh nghiệp; qua đó, tham mưu, đề xuất kịp thời, thực hiện có hiệu quả hơn những nội dung, chỉ tiêu, biện pháp xây dựng đô thị văn minh. Theo đó, việc tham mưu, đề xuất, góp ý của hệ thống chính trị cơ sở phải đúng, trúng, là người đại diện cho tiếng nói của Nhân dân để phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của người dân, giữ giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc…

Thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng đô thị văn minh ở thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội đạt được nhiều kết quả quan trọng. Công tác tuyên truyền, phổ biến của hệ thống chính trị về xây dựng đô thị văn minh được triển khai toàn diện, đầy đủ về nội dung, hình thức, phương pháp đến với quần chúng nhân dân được tiến hành thường xuyên, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong toàn xã hội; đội ngũ cán bộ các cấp tích cực, chủ động phối hợp với Nhân dân hành động quyết liệt, hiệu quả, tổ chức phát động các phong trào thi đua xây dựng đô thị văn minh sáng - xanh - sạch - đẹp.

Tiếp tục phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng đô thị văn minh ở thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội

Bên cạnh kết quả đạt được, vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng đô thị văn minh còn một số hạn chế như: Công tác tuyên truyền, phổ biến kế hoạch, chương trình hành động ở một số địa phương còn chậm, chưa kịp thời, chưa đến được người dân một cách nhanh nhất, đặc biệt là việc giải thích, hướng dẫn, tổ chức thực hiện của một số cán bộ, đảng viên còn chậm, chưa phù hợp, hiệu quả; năng lực triển khai, lãnh đạo, chỉ đạo các bộ phận, các lực lượng của một số địa phương chưa linh hoạt, sáng tạo, chưa phát huy được tính năng động, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trong tham gia xây dựng đô thị văn minh; việc góp ý, tham mưu, đề xuất với cấp trên chưa nhiều, một số công trình trọng điểm ở thị xã Sơn Tây chưa được giải quyết triệt để, như: xây dựng hệ thống đường nước bảo đảm lâu dài cho người dân, quy hoạch một số công trình văn hoá chưa gắn với phát triển kinh tế du lịch… Để tiếp tục phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng đô thị văn minh ở thị xã Sơn Tây, cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các bộ phận, lực lượng về tầm quan trọng của xây dựng đô thị văn minh.

Trước hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của xây dựng đô thị văn minh, từ đó đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến đến các tầng lớp nhân dân về nội dung xây dựng đô thị văn minh; đề cao tinh thần, trách nhiệm, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra; sắp xếp, bố trí, phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, lực lượng phù hợp với năng lực, sở trường, thế mạnh ở từng lĩnh vực, nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất trong quá trình triển khai Nghị quyết của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống. Luôn lắng nghe ý kiến phản hồi của Nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng thị xã Sơn Tây ngày càng văn minh, giàu đẹp, thu hút các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, truyền thống văn hoá, con người Sơn Tây. 

Hai là, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở đối với việc xây dựng đô thị văn minh.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị cơ sở, thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, ra nghị quyết lãnh đạo, định kỳ kiểm tra, giám sát thực hiện theo chức trách, nhiệm vụ được phân công; gắn trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên với chất lượng công việc được giao, đề cao công tác tự phê bình và phê bình, gắn bó mật thiết với Nhân dân để lắng nghe, giám sát cán bộ, đảng viên thực hiện nhiệm vụ. Đối với chính quyền thị xã Sơn Tây, cần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo đúng Nghị quyết của Đảng bộ thị xã đã xác định; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các bộ phận, lực lượng tham gia cùng Nhân dân xây dựng đô thị văn minh, xây dựng, ban hành quy chế làm việc minh bạch, rõ ràng, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác xây dựng đô thị văn minh; có chương trình hành động cụ thể nhằm thu hút nhiều hơn sự quan tâm, đầu tư của các lực lượng đối với quá trình xây dựng đô thị văn minh ở thị xã Sơn Tây. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của Thị xã, cần thường xuyên bám sát cơ sở để cùng với người dân tham gia có hiệu quả vào thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hoá văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động văn hoá tinh thần thấm sâu vào trong quần chúng nhân dân, trở thành nguồn lực quan trọng để xây dựng đô thị văn minh; tổ chức phát động các phong trào thi đua, hoạt động thể dục - thể thao, văn hoá - văn nghệ, sinh hoạt thôn, xóm; kịp thời nắm bắt, phản ánh với chính quyền địa phương, giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. 

Ba là, gắn xây dựng đô thị văn minh với phát triển khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Thị xã Sơn Tây - vùng đất địa linh nhân kiệt, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hoá với những di tích nổi tiếng của “văn hoá xứ Đoài”… Do đó, quá trình xây dựng đô thị văn minh cần gắn với giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, quy hoạch các khu du lịch sinh thái bảo đảm hài hoà, thân thiện với môi trường tự nhiên, môi trường sống, phát triển nhưng phải mang tính bền vững, ổn định cho các thế hệ mai sau, không ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt của con người; làm tốt công tác quản lý văn hoá, nhất là việc tu bổ, xây dựng không làm mất đi tính cổ kính của những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; mở rộng, phát triển du lịch cộng đồng trải nghiệm để nâng tầm giá trị văn hoá dân tộc của đất và người Sơn Tây gần gũi, thân thiện, mến khách, nâng cao ý thức của người dân đối với hoạt động du lịch cộng đồng, xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc mang đậm dấu ấn của con người thị xã Sơn Tây.

Bốn là, xây dựng môi trường văn hoá trong sạch, lành mạnh gắn với đấu tranh với các tệ nạn xã hội, hoạt động “diễn biến hoà bình” của thế lực thù địch, phản động.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, mở rộng quan hệ quốc tế, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, con người được tiếp cận nhiều thông tin ở các khía cạnh khác nhau. Bên cạnh văn hoá truyền thống, lành mạnh là những tệ nạn xã hội, văn hoá xấu độc, thông tin sai lệch ở bên ngoài du nhập vào. Vì vậy, việc xây dựng môi trường văn hoá trong sạch, lành mạnh để xây dựng đô thị văn minh đặt ra cho hệ thống chính trị cơ sở rất cấp bách, có những biện pháp hiệu quả, phù hợp, để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân phát huy năng lực, sở trường, thế mạnh của mình, vừa ngăn chặn kịp thời những tệ nạn xã hội, văn hoá xấu độc, thông tin xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản động; phát huy sức mạnh toàn dân tham gia xây dựng môi trường văn hoá trong sạch, lành mạnh, giữ gìn trật tự an ninh trên địa bàn, thúc đẩy, lan toả những giá trị văn hoá tốt đẹp vì một cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân; ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, của xã hội theo đúng quy định của pháp luật./.

-------------------

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đắc Hưng: Xứ Đoài - vùng đất cổ, Tạp chí Tuyên giáo, ngày 03/7/2009. 

2. Nguyễn Trọng An: Toàn thành Xứ Đoài - nơi hội tụ các giá trị văn hoá, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 512, tháng 10/2022. 

 

Đặng Tiến Dũng - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

tcnn.vn

Tin tức cùng chuyên mục

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng 29/05/2023
Cơ cấu tổ chức chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh (thực hiện từ ngày 01/7/2021) sẽ không tổ chức HĐND ở quận, phường. Trong bối cảnh đó, vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là rất quan trọng. Bài viết đánh giá những kết quả đạt được và một số giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Bình Dương phấn đấu trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương

Ngày đăng 08/06/2023
Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh tại Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 154/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình số 113/Ctr-TU của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ngày 06/6 vừa qua, nhằm định hướng phát triển Bình Dương phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tổng Thư ký Quốc hội: Hầu hết ý kiến nhất trí ban hành và thông qua Nghị quyết mới về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM tại Kỳ họp thứ 5

Ngày đăng 07/06/2023
Trong 128 ý kiến tại 19 tổ đại biểu Quốc hội, có 115 ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, cho rằng các báo cáo được chuẩn bị công phu, đánh giá khá toàn diện về tất cả các nội dung đề xuất trình Quốc hội cho thực hiện thí điểm để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).

Khẩn trương trình quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày đăng 03/06/2023
Ngày 03/6/2023, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 205/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đáp ứng yêu cầu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới

Ngày đăng 02/06/2023
Ngày 02/6/2023, Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (kèm theo Nghị quyết số 87/NQ-CP). Theo đó, Chính phủ giao Ủy  ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan tiến hành sơ kết việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.