Hà Nội, Ngày 10/06/2023

Yên Bái triển khai ứng dụng công dân số đến cán bộ, công chức

Ngày đăng: 12/05/2023   10:26
Mặc định Cỡ chữ
Ứng dụng Công dân số YenBai-S là ứng dụng đa tiện ích trên thiết bị thông minh, chỉ cần cài đặt 1 App duy nhất, người dùng có thể sử dụng nhiều tiện ích thông minh, thân thiện để tương tác trực tiếp với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đồng chí Đỗ Đức Duy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái phát biểu tại Hội nghị trực tuyến về ứng dụng Công dân số.

Ứng dụng hiện có 15 tiện ích bao gồm: Hệ thống phản ánh góp ý, thông báo, dịch vụ công, chợ số, thông báo vi phạm giao thông, tra cứu tiền điện nước... Ngoài ra, trên ứng dụng Công dân số YenBai-S tích hợp các ứng dụng của chính quyền số như: Xử lý phản ánh kiến nghị, thư điện tử, sổ tay đảng viên điện tử, quản lý văn bản điều hành,…

Sau thời gian triển khai thí điểm, đến tháng 5/2023 có 44.527 người dân cài đặt ứng dụng Công dân số YenBai-S. Trong đó, 36.013 người người dân từ 18 tuổi trở lên tại địa bàn thành phố Yên Bái có đủ điều kiện cài đặt và sử dụng ứng dụng, đạt 98%; 7.885 người dân thuộc các huyện; 629 người dân thuộc tỉnh khác cài đặt và sử dụng ứng dụng.

Theo thống kê, có hơn 4 triệu lần xem ứng dụng; đăng tải 49 tin tại mục thông báo với tổng số 97.297 lượt xem; tổng đài đã tiếp nhận 60 cuộc gọi về tổng đài YenBai-S.

Hệ thống tiếp nhận phản ánh, góp ý đã tiếp nhận 158 ý kiến phản ánh, góp ý của người dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Đã có 102 phản ánh, ý kiến được các cơ quan, đơn vị chức năng trả lời người dân, tỉ lệ trả lời đúng hạn đạt đạt 56,13%; tỷ lệ hài lòng của người dân đối với các câu trả lời của các cơ quan chức năng đạt trên 65%.

Theo Kế hoạch, Ứng dụng Công dân số Yên Bái-S sẽ được triển khai đồng loạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ ngày 15 đến 30/6 tới 100% cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang, người dân tại các địa phương từ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ căn cước công dân.

Ứng dụng Công dân số YenBai-S là kênh quan trọng để tuyên truyền, phổ biến đến người dân, doanh nghiệp chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận những ý kiến, phản ánh của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt qua ứng dụng sẽ tăng cường tương tác và sự gần gũi giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp./.

Theo: nhandan.vn

Tin tức cùng chuyên mục

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng 29/05/2023
Cơ cấu tổ chức chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh (thực hiện từ ngày 01/7/2021) sẽ không tổ chức HĐND ở quận, phường. Trong bối cảnh đó, vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là rất quan trọng. Bài viết đánh giá những kết quả đạt được và một số giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Bình Dương phấn đấu trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương

Ngày đăng 08/06/2023
Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh tại Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 154/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình số 113/Ctr-TU của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ngày 06/6 vừa qua, nhằm định hướng phát triển Bình Dương phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tổng Thư ký Quốc hội: Hầu hết ý kiến nhất trí ban hành và thông qua Nghị quyết mới về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM tại Kỳ họp thứ 5

Ngày đăng 07/06/2023
Trong 128 ý kiến tại 19 tổ đại biểu Quốc hội, có 115 ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, cho rằng các báo cáo được chuẩn bị công phu, đánh giá khá toàn diện về tất cả các nội dung đề xuất trình Quốc hội cho thực hiện thí điểm để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).

Khẩn trương trình quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày đăng 03/06/2023
Ngày 03/6/2023, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 205/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đáp ứng yêu cầu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới

Ngày đăng 02/06/2023
Ngày 02/6/2023, Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (kèm theo Nghị quyết số 87/NQ-CP). Theo đó, Chính phủ giao Ủy  ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan tiến hành sơ kết việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.