Hà Nội, Ngày 10/06/2023

Nêu gương về tính trung thực

Ngày đăng: 10/05/2023   03:36
Mặc định Cỡ chữ
Trung thực là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính. Song, trong đời sống, hiện tượng thiếu trung thực diễn ra không hiếm.
Ảnh minh họa

Tình trạng thiếu trung thực trong cán bộ, đảng viên cũng không phải cá biệt. Đó là khai báo sai trái, gian dối về bằng cấp, kê khai tài sản, tuổi tác, tình trạng con cái…, cốt để nhận được lợi ích nhất trong việc đề bạt, bổ nhiệm. Hay là hiện tượng chạy theo thành tích ảo, khi thành tích được báo cáo tốt hơn hẳn kết quả thực tế đạt được. Đó còn là thổi phồng thành tích cá nhân, gắn vai trò cá nhân vào thành tích tập thể nhưng khi tập thể có hạn chế thì tránh né trách nhiệm. Hoặc không thật thà khi kiểm điểm, chỉ tập trung vào thành tích mà tránh hoặc làm nhẹ các khuyết điểm; bản thân tự nhận mức hoàn thành thấp nhưng khi bỏ phiếu cho mình thì đề xuất mức cao hơn; không thành khẩn khi thực hiện tự phê bình, báo cáo về các vi phạm của bản thân khi bị kiểm tra… Sự thiếu trung thực như trên được đề cập trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Để khắc phục, cần kết hợp cả việc tự giáo dục và việc uốn nắn, giáo dục của tổ chức. Vai trò giáo dục của tổ chức có thể bắt đầu từ việc giám sát, uốn nắn, phê bình của tổ chức Đảng, của cấp ủy có thẩm quyền và từ các hoạt động bên ngoài. Thực tiễn cho thấy, tổ chức Đảng nào giữ được sự phê bình, uốn nắn, giáo dục đảng viên của mình một cách tích cực, phù hợp thì nơi đó còn vững mạnh và có sức chiến đấu tốt, góp phần hạn chế sự thiếu trung thực và giảm sự suy thoái của đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên cũng cần tự giác học tập, “tự soi, tự sửa” và rèn luyện, nhất là tự rèn luyện lòng tự trọng để tránh sa vào các biểu hiện sai trái về mặt đạo đức, vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tuy có những điều thiếu trung thực có vẻ như vô hại, nhưng nếu không được chấn chỉnh, uốn nắn thì có thể trở thành một cố tật, khi đó việc sửa chữa trở nên khó khăn hơn. Do vậy, từng người phải tự mình suy xét mình và nếu thấy có dấu hiệu thiếu trung thực thì phải mạnh dạn tự sửa và nghiêm túc chấp hành sự uốn nắn, giáo dục của tổ chức!./.

Theo: sggp.org.vn

Tin tức cùng chuyên mục

Chính sách tiền lương đúng đắn sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển

Ngày đăng 09/06/2023
Một trong những vấn đề được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm tại nghị trường Quốc hội những ngày qua là việc bảo đảm đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức. Đây chính là giải pháp cốt lõi để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám ra khỏi khu vực công.

Người đứng đầu đang ở đâu?

Ngày đăng 05/06/2023
Những năm qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, khiến dư luận xã hội và Nhân dân phấn khởi, đồng lòng ủng hộ và nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận.

"Trọng" và "dụng"

Ngày đăng 31/05/2023
“Trọng” nhân tài thể hiện cái tâm của người làm lãnh đạo, còn việc “dụng” sao cho “khéo” lại thể hiện cái tầm. Từ chỗ “khéo lựa chọn” để tìm cho được người tài, mà tài thật, chứ không phải tài “chém gió”, tài nịnh nọt, xun xoe; đến chỗ “khéo phân phối” cốt sao đặt người tài vào đúng lĩnh vực chuyên môn, sở trường, tránh đặt chéo ngoe, khéo mà thành “bảo thợ rèn đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao”; và “chốt hạ” lại ở “khéo dùng” để khỏi lãng phí chất xám, lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nâng cao trách nhiệm trước kiến nghị của cử tri

Ngày đăng 29/05/2023
Trong phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV cuối tuần qua, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri lần đầu tiên được đưa ra thảo luận tại hội trường, nhận được sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Đãi ngộ - Khen thưởng

Ngày đăng 25/05/2023
Một trong những mối quan tâm căn bản của quản lý việc đãi ngộ, khen thưởng là cách thức để có thể đạt được kết quả thực thi công việc cao thông qua tạo động lực cho mọi người. Tạo dựng văn hóa chú trọng kết quả thực thi là một mục tiêu điển hình của chiến lược đãi ngộ, khen thưởng. Do đó, cần nắm vững các yếu tố thúc đẩy mọi người, từ đó đề ra cách thức xây dựng các quy trình và thực hiện công tác đãi ngộ, khen thưởng để nâng cao khả năng tạo động lực, sự gắn bó với công việc, lòng tận tâm và hành vi tự quyết theo hướng tích cực.