Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Ngày Sách Việt Nam, nhìn ra văn hóa đọc ở các nước

Ngày đăng: 21/04/2023   11:15
Mặc định Cỡ chữ
Mỗi quốc gia đều có văn hóa đọc, mang trong mình sự độc đáo và giá trị riêng. Tìm hiểu văn hóa đọc của các quốc gia không chỉ giúp hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hoá của họ, mà còn giúp khám phá văn hóa toàn cầu.
Ảnh minh họa

Đọc sách là sở thích phổ biến ở Mỹ

Theo trang Statista.com, đọc sách vẫn là một sở thích phổ biến với người dân tại Mỹ. Dữ liệu gần đây nhất cho thấy 3/4 số người trưởng thành đã đọc ít nhất một cuốn sách ở bất kỳ định dạng nào (sách giấy, kindle, đọc online...) trong năm 2022.

Một điều không thể phủ nhận là sách in vẫn quan trọng đối với người tiêu dùng và ít nhất là trong tương lai gần, nó khó có thể bị thay thế bởi sách kỹ thuật số.

Ngoài ra, người Mỹ tiếp tục chi hơn 100 USD mỗi năm cho việc đọc. Sách in vẫn là định dạng được đa số họ yêu thích, nhưng cũng ngày càng cởi mở hơn với các định dạng đọc sách khác.

Các công cụ đọc sách kỹ thuật số đang trở nên phổ biến hơn khi người tiêu dùng tận dụng khả năng truy cập và sự tiện lợi mà sách điện tử, sách nói mang lại.

Bên cạnh đó, số lượng độc giả tạp chí cũng tăng lên và nhiều công ty tạp chí đang tận dụng việc người tiêu dùng ngày càng có nhiều khả năng tương tác với nội dung của họ thông qua web hoặc video trên thiết bị di động để thu hút và gia tăng lượng tiếp cận.

Sự phổ biến của manga ở Nhật Bản

Với sự phổ biến của manga - một cụm từ tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa của Nhật Bản, không có gì ngạc nhiên khi có đông đảo các cộng đồng đọc tại quốc gia này.

Ngoài lượng độc giả khá đông đảo của thể loại tiểu thuyết, Nhật Bản còn có các otaku - những người hâm mộ nhiệt huyết với truyện tranh, đến từ nhiều tầng lớp khác nhau. Họ là độc giả của các tạp chí truyện tranh hàng tuần, hàng tháng với các tiểu thuyết nhiều kỳ và số lượng phát hành lên đến vài triệu bản.

Người Đức thích đọc sách giấy

Văn hóa đọc ở Đức phát triển khá mạnh. Rất nhiều người đọc sách trong khi đi lại, dạo chơi trong công viên hoặc ngồi trong quán cà phê.

Người Đức thích đọc sách giấy hơn là sử dụng thiết bị đọc sách điện tử. Có rất nhiều hiệu sách xung quanh thành phố Berlin với đa dạng các sách thuộc nhiều thể loại khác nhau.

Người Đức đều có thể tìm thấy một cuốn sách phù hợp với gu đọc sách của họ. Có rất nhiều hiệu sách chuyên biệt, nằm rải rác quanh Berlin. Một số dành riêng cho nghệ thuật, số khác bán truyện tranh, trong khi một số chỉ cung cấp sách bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Italy.

Đức cũng nổi tiếng với hội chợ sách lớn nhất thế giới được gọi là Hội chợ sách Frankfurt (Frankfurter Buchmesse), được tổ chức hàng năm vào giữa tháng Mười. Frankfurter Buchmesse còn được xem là một trong những sự kiện văn hóa và thương mại quốc tế quan trọng nhất trên thế giới và thường có khoảng 7.300 nhà triển lãm đến từ hơn 100 quốc gia.

Độc giả Trung Quốc ngày càng thích sách nói

Theo China Daily, một cuộc khảo sát kéo dài từ tháng 8/2019 đến tháng 02/2020 cho thấy, đa phần người trưởng thành Trung Quốc được khảo sát có thói quen đọc sách, dù là báo in hay trên thiết bị kỹ thuật số.

Năm 2019, một người Trung Quốc trưởng thành đọc trung bình 4 cuốn sách in và 2 cuốn sách kỹ thuật số. Hầu hết người Trung Quốc cảm thấy họ không hài lòng với số lượng sách họ đọc trong một năm, 11,1% đọc hơn 10 cuốn sách in và 7,6% đọc hơn 10 cuốn sách điện tử.

Đồng thời, đi cùng sự tiến bộ của công nghệ, độc giả Trung Quốc ngày càng bị thu hút bởi dạng sách nói và con số người yêu thích định dạng sách này ngày càng tăng.

Đa số người Australia khuyến khích con đọc sách

Hội đồng Nghệ thuật Australia cho biết con số 95% người Australia thích đọc sách vì niềm vui hoặc sở thích; 68% muốn đọc nhiều hơn, lý do phổ biến nhất để đọc là thư giãn và giải tỏa căng thẳng và gần 3/4 tin rằng sách đóng vai trò tích cực trong việc cải thiện cuộc sống của họ.

Đa số những người Australia khuyến khích con đọc sách và văn hóa đọc sách điện tử cũng bắt đầu phát triển.

Trong khi sách in vẫn chiếm ưu thế trong việc đọc, hơn một nửa số người đọc cũng kết hợp dùng sách điện tử và 12% sách nói.

Người Australia tiếp tục mua sách từ các cửa hàng truyền thống, trong khi đó, việc mua sách trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Họ chọn đọc sách bằng việc nghe nhận xét và đánh giá từ người khác, đồng thời cũng tìm kiếm trong những hiệu sách truyền thống.

Như vậy, văn hóa đọc luôn đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa của một quốc gia. Thông qua đó, chúng ta có thể biết thêm về lịch sử và văn hóa, hiểu rõ hơn về sự thay đổi xã hội và các giá trị của từng đất nước./.

Theo: baoquocte.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày đăng 22/03/2024
Nhận diện và phòng ngừa tham nhũng (PNTN) là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu, đặc biệt trong một số lĩnh vực quan trọng liên quan tới các dịch vụ công cơ bản như y tế hay giáo dục, từ đó, giúp các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư.

Vận dụng các mô hình văn hóa trong quản lý giáo dục

Ngày đăng 11/03/2024
Hiện nay, hệ thống giáo dục cần được quản lý theo hướng mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở các lứa tuổi khác nhau và đáp ứng yêu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực bảo đảm phát triển bền vững. Đồng thời, trong xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi các tổ chức phải trở thành “tổ chức học tập”, “đơn vị học tập” và “xã hội học tập”. Do đó, quản lý không giản đơn là việc thực hiện các chức năng hành chính mà quản lý luôn bao gồm việc xây dựng văn hóa tổ chức theo các mô hình như “ba tầng cấp, bốn chiều cạnh văn hóa” và mô hình “các loại hình văn hóa”(1). Cách tiếp cận quản lý theo mô hình văn hóa không thay thế mà bổ sung làm phong phú và đa dạng cho các cách tiếp cận lý thuyết quản lý đối với các loại tổ chức trong xã hội ngày nay. 

Bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam

Ngày đăng 27/02/2024
Trong những năm gần đây, vấn đề để lộ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số ở Việt Nam rất đáng báo động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân, cũng như của xã hội. Bài viết nghiên cứu việc bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia trên thế giới, đây là những kinh nghiệm và gợi mở đối với Việt Nam để tiếp tục có giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số hiện nay. 

Mô hình thành phố thuộc tỉnh của một số quốc gia trên thế giới

Ngày đăng 05/02/2024
Trên thế giới, mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh hay tiểu bang khá đa dạng. Về cơ bản, các nước trên thế giới nghiêng theo cơ chế Hội đồng - Thị trưởng và cùng song hành hoạt động trong mục tiêu quản trị địa phương. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào quy định của pháp luật chung của một quốc gia hay hệ thống pháp luật riêng của tiểu bang hoặc tỉnh có năng lực tự quản cao mà mô hình thành phố thuộc tỉnh ở mỗi quốc gia lại có những hình thức khác nhau. Bài viết này tổng hợp một số mô hình chính quyền thành phố thuộc tỉnh ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đức, đồng thời đưa ra một số gợi mở đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.