Hà Nội, Ngày 10/06/2023

Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc sống

Ngày đăng: 02/04/2023   09:38
Mặc định Cỡ chữ
Chiều 31/3/2023, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình Khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia 2021-2025 “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045)”.
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu khai mạc và chỉ đạo Hội nghị.

Dự và chủ trì Hội nghị có GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình.

Quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chương trình nghiên cứu này là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cần thiết, nhằm tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ đã chỉ đạo và giao Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì triển khai Chương trình “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045)”, mã số KX.02/21-25.

Chương trình tập trung nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu, vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay; Nghiên cứu toàn diện, hệ thống và sâu sắc nội dung, giá trị, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh, tổng kết, đánh giá thực tiễn nghiên cứu, vận dụng và phát triển tư tưởng của Người trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1986 đến nay, chỉ rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, đúc kết bài học kinh nghiệm, xác định những vấn đề đặt ra; đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho biết, kết quả nghiên cứu của Chương trình sẽ là một hệ thống các luận cứ khoa học và thực tiễn, góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trực tiếp phục vụ việc xây dựng dự thảo các văn kiện chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV; góp phần đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chương trình góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của hệ thống chính trị; đồng thời cung cấp luận cứ khoa học - thực tiễn cho việc bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, phải coi chương trình này là một chương trình mẫu mực về nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, bổ sung luận cứ khoa học - thực tiễn cho việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Vì vậy, cần lựa chọn những chuyên gia, người có kinh nghiệm, am hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là về đường lối đổi mới tham gia Chương trình. Việc nghiên cứu Chương trình Khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia này có vị trí, vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiếp tục định hướng cho sự phát triển của dân tộc, cũng như triển khai vận dụng vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng.

“Thành công của công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới cũng phụ thuộc vào việc chúng ta vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc sống”, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ./.

Theo: hcma.vn

Tin tức cùng chuyên mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc và sự vận dụng vào công tác thi đua, khen thưởng qua từng thời kỳ

Ngày đăng 31/05/2023
Ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” đã lôi cuốn, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Để tiếp tục phát huy ý nghĩa, giá trị của Lời kêu gọi thi đua ái quốc, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp, ngày 04/3/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg về việc lấy ngày 11 tháng 6 hàng năm là Ngày truyền thống thi đua yêu nước.

Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong việc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày đăng 13/03/2023
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 03/02/1930) là một tất yếu khách quan từ thực tiễn cuộc đấu tranh của Nhân dân ta chống sự nô dịch đế quốc; dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, phù hợp với quy luật vận động của cách mạng thế giới và sự nghiệp cách mạng nước ta. Đảng ta được thành lập đã đáp ứng những yêu cầu khách quan và cấp bách của dân tộc là độc lập, tự do và phát triển; là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó có vai trò rất to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người thực hiện sứ mệnh lịch sử sáng lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, với những sáng tạo lý luận xuất sắc. Từ đây, cách mạng Việt Nam có một đảng cách mạng chân chính dẫn đường cho toàn dân đứng lên đánh đổ ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến đem lại độc lập cho dân tộc, ấm no, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân. 

Vận dụng quan điểm “cách lãnh đạo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào đổi mới công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay

Ngày đăng 10/04/2023
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên 06 vấn đề chính là: phê bình và sửa chữa; mấy điều kinh nghiệm; tư cách và đạo đức cách mạng; vấn đề cán bộ; cách lãnh đạo; chống thói ba hoa. Bài viết tập trung nghiên cứu về quan điểm “cách lãnh đạo”, đây là chỉ dẫn rất quan trọng, gợi mở cho Đảng ta trong việc vận dụng sáng tạo quan điểm của Người để đổi mới công tác cán bộ trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và sự vận dụng vào xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam hiện đại

Ngày đăng 26/04/2023
Nghiên cứu hệ thống quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam cho thấy, những luận điểm về văn hóa của Người là sự sáng tạo, khoa học; kết tinh những giá trị văn hóa Đông - Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại; là nhân cách, bản lĩnh văn hóa của một nhà văn hóa kiệt xuất; là sự vận dụng sáng tạo lý luận về văn hóa của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam; giữ vai trò định hướng việc xây dựng, phát triển, nâng cao tầm vóc nền văn hóa Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 

Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên qua tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”

Ngày đăng 09/05/2023
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa cá nhân là những quan điểm, quan niệm tuyệt đối hoá vai trò và lợi ích cá nhân, đề cao tự do cá nhân, đặt lợi ích cá nhân lên trên hết, trước hết và đối lập với lợi ích tập thể.