Hà Nội, Ngày 10/06/2023

Hà Nội: dự kiến phương án bố trí cán bộ, công chức cấp xã dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày đăng: 27/03/2023   06:12
Mặc định Cỡ chữ
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã dự kiến phương án bố trí đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính khi chuẩn bị sắp xếp lại đơn vị hành chính theo Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị.
Tại Công văn số 699/UBND-NC ngày 16/3/2023, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã dự kiến phương án bố trí đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Công văn nêu rõ, ngày 30/01/2023, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 48-KL/TW về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, theo đó, Bộ Chính trị chỉ đạo:

Giai đoạn 2023-2025: Hoàn thành sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.

Giai đoạn 2026-2030, hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn lại có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% quy định.

Quy định rõ việc sử dụng và lộ trình sắp xếp số lượng biên chế cán bộ, công chức và số lượng cấp phó của các đơn vị hành chính dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính...

Trường hợp các xã, phường, thị trấn không đủ các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định, phải thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính; số lượng cán bộ, công chức cấp xã ở những xã, phường, thị trấn phải sáp nhập sẽ dôi dư so với định mức được giao, cần có phương án bố trí sắp xếp lại đội ngũ này.

Trên cơ sở rà soát các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023-2025 theo Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị, UBND thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã dự kiến phương án bố trí đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính; trường hợp sau khi cân đối còn chỉ tiêu tuyển dụng công chức cấp xã thì vẫn tiến hành tổ chức tuyển dụng; trường hợp không còn vị trí công chức còn thiếu thì tạm dừng hoặc không tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã, không tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi. UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm bố trí đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm đúng số lượng được giao và quy định của pháp luật hiện hành./.

Nhật Nam

Tin tức cùng chuyên mục

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng 29/05/2023
Cơ cấu tổ chức chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh (thực hiện từ ngày 01/7/2021) sẽ không tổ chức HĐND ở quận, phường. Trong bối cảnh đó, vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là rất quan trọng. Bài viết đánh giá những kết quả đạt được và một số giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Bình Dương phấn đấu trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương

Ngày đăng 08/06/2023
Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh tại Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 154/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình số 113/Ctr-TU của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ngày 06/6 vừa qua, nhằm định hướng phát triển Bình Dương phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tổng Thư ký Quốc hội: Hầu hết ý kiến nhất trí ban hành và thông qua Nghị quyết mới về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM tại Kỳ họp thứ 5

Ngày đăng 07/06/2023
Trong 128 ý kiến tại 19 tổ đại biểu Quốc hội, có 115 ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, cho rằng các báo cáo được chuẩn bị công phu, đánh giá khá toàn diện về tất cả các nội dung đề xuất trình Quốc hội cho thực hiện thí điểm để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).

Khẩn trương trình quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày đăng 03/06/2023
Ngày 03/6/2023, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 205/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đáp ứng yêu cầu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới

Ngày đăng 02/06/2023
Ngày 02/6/2023, Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (kèm theo Nghị quyết số 87/NQ-CP). Theo đó, Chính phủ giao Ủy  ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan tiến hành sơ kết việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.