Hà Nội, Ngày 10/06/2023

Bảo vệ cán bộ bằng thành trì luật pháp

Ngày đăng: 27/03/2023   03:11
Mặc định Cỡ chữ
Thể chế hóa chủ trương tại Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ đã xây dựng và đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.
Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo góp ý kiến vào dự thảo các nghị định quy định về chính sách tinh giản biên chế; khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách, ngày 24/3/2023.

Có thể nói đây là nỗ lực rất lớn của Bộ Nội vụ! Bởi lẽ, Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị có ý nghĩa mở đường, đồng thời là nền tảng tư tưởng để thiết kế hành lang pháp lý khuyến khích và bảo vệ cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá; tuy nhiên về mặt kỹ thuật lập pháp, thể chế hóa văn bản này không phải việc dễ dàng.

Trong nỗ lực thực hiện một nhiệm vụ khó và có tính chính trị cao như vậy, Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo Nghị định gồm 15 điều, quy định rõ nguyên tắc, điều kiện, trình tự thực hiện và cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ. Theo đó, khuyến khích mọi cán bộ phát huy tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Cán bộ có ý tưởng, cách làm mới tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt và những vấn đề chưa có quy định hoặc có quy định nhưng không còn phù hợp với thực tiễn thì được khuyến khích và bảo vệ nhưng phải bảo đảm không trái Hiến pháp, Điều lệ Đảng.

Cũng theo dự thảo Nghị định, trường hợp cán bộ thực hiện đề xuất đã được cấp có thẩm quyền quyết định cho thực hiện nhưng không đạt, hoặc chỉ đạt một phần mục tiêu, hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì được miễn xử lý trách nhiệm kỷ luật Đảng và xử lý trách nhiệm trước pháp luật nếu thuộc 1 trong 7 tình huống.

Đó là (1) cán bộ thực hiện đề xuất trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự; (2) cán bộ bị cản trở, gây khó khăn trong quá trình thực hiện đề xuất; (3) cán bộ thực hiện đề xuất báo cáo cấp có thẩm quyền về việc chấm dứt thực hiện đề xuất khi thấy có rủi ro, thiệt hại xảy ra hoặc có khả năng xảy ra thiệt hại; (4) cán bộ thực hiện đề xuất phải chấp hành quyết định của cấp trên sau khi đã báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền về việc chấm dứt thực hiện đề xuất nhưng cấp có thẩm quyền vẫn quyết định tiếp tục thực hiện đề xuất; (5) cán bộ thực hiện đề xuất chấm dứt ngay việc thực hiện đề xuất khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền; (6) cán bộ được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi thực hiện đề xuất đã được phê duyệt; (7) cán bộ thực hiện đề xuất đã qua đời.

Tới đây, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục tổ chức các hội thảo để lắng nghe góp ý của các địa phương - đây là cơ sở quan trọng để dự thảo Nghị định có được chất lượng cao nhất và sớm đi vào cuộc sống để khơi dậy tinh thần đổi mới và khát vọng cống hiến, hết lòng vì nước vì dân của mọi cán bộ. Điều này rất quan trọng, bởi thực tiễn của hơn 36 năm đổi mới và hội nhập cho thấy, cán bộ “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của đất nước và mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị. Gần 60 năm trước, nếu ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, không “cố ý làm trái” thì nền nông nghiệp của Việt Nam đã không được cởi trói sớm như vậy! 

Cùng với việc hoàn thiện Nghị định này, để bảo vệ, khuyến khích cán bộ dám nghĩ và dám làm một cách thực chất thì Nhà nước phải tháo bỏ những mối lo sợ luôn đè nặng trong tâm trí cán bộ bằng sự rõ ràng, tường minh và không thể diễn giải khác của các quy định pháp luật. Theo đó, phải kịp thời sửa đổi, bổ sung quy định trong từng lĩnh vực, để vừa bịt lỗ hổng quản lý, tạo điều kiện cho phát triển, vừa để người thực hiện nhiệm vụ an tâm và phục vụ Nhân dân tốt hơn. Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị chính là nền tảng tư tưởng để tiến tới sửa đổi các quy định pháp luật và cách diễn giải luật của cơ quan tư pháp nhằm bảo vệ các cán bộ dám nghĩ, dám làm bằng thành trì luật pháp./.

Theo: daibieunhandan.vn

Tin tức cùng chuyên mục

Chính sách tiền lương đúng đắn sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển

Ngày đăng 09/06/2023
Một trong những vấn đề được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm tại nghị trường Quốc hội những ngày qua là việc bảo đảm đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức. Đây chính là giải pháp cốt lõi để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám ra khỏi khu vực công.

Người đứng đầu đang ở đâu?

Ngày đăng 05/06/2023
Những năm qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, khiến dư luận xã hội và Nhân dân phấn khởi, đồng lòng ủng hộ và nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận.

"Trọng" và "dụng"

Ngày đăng 31/05/2023
“Trọng” nhân tài thể hiện cái tâm của người làm lãnh đạo, còn việc “dụng” sao cho “khéo” lại thể hiện cái tầm. Từ chỗ “khéo lựa chọn” để tìm cho được người tài, mà tài thật, chứ không phải tài “chém gió”, tài nịnh nọt, xun xoe; đến chỗ “khéo phân phối” cốt sao đặt người tài vào đúng lĩnh vực chuyên môn, sở trường, tránh đặt chéo ngoe, khéo mà thành “bảo thợ rèn đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao”; và “chốt hạ” lại ở “khéo dùng” để khỏi lãng phí chất xám, lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nâng cao trách nhiệm trước kiến nghị của cử tri

Ngày đăng 29/05/2023
Trong phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV cuối tuần qua, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri lần đầu tiên được đưa ra thảo luận tại hội trường, nhận được sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Đãi ngộ - Khen thưởng

Ngày đăng 25/05/2023
Một trong những mối quan tâm căn bản của quản lý việc đãi ngộ, khen thưởng là cách thức để có thể đạt được kết quả thực thi công việc cao thông qua tạo động lực cho mọi người. Tạo dựng văn hóa chú trọng kết quả thực thi là một mục tiêu điển hình của chiến lược đãi ngộ, khen thưởng. Do đó, cần nắm vững các yếu tố thúc đẩy mọi người, từ đó đề ra cách thức xây dựng các quy trình và thực hiện công tác đãi ngộ, khen thưởng để nâng cao khả năng tạo động lực, sự gắn bó với công việc, lòng tận tâm và hành vi tự quyết theo hướng tích cực.