Hà Nội, Ngày 20/04/2024

Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Mục tiêu trở thành Trường Đại học trọng điểm quốc gia

Ngày đăng: 23/03/2023   16:38
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 02/8/2005, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4335/QĐ-HVCTQG quyết định “chuyển Phân viện Báo chí và Tuyên truyền thành Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.” Với những thay đổi về tên gọi, mô hình, nhưng Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) đã đáp ứng nhanh, thích ứng với xu hướng mới.
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, GS-TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện (ngày 11/9/2022). 

Phấn đấu trở thành Trường Đại học trọng điểm quốc gia 

Ngày 25/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào danh sách các trường đại học xây dựng thành Trường Đại học trọng điểm quốc gia trong mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (Công văn số 910/TTg-KGVX). Học viện đã triển khai kế hoạch, xây dựng Chương trình hành động để đạt mục tiêu.

Theo Quyết định số 9019/QĐ-HVCTQG ngày 29/4/2022 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo hàng đầu của cả nước về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các ngành lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đội ngũ cán bộ tư tưởng - văn hóa, báo chí - truyền thông của Đảng và Nhà nước. Đào tạo trình độ đại học hệ chính quy với 41 chuyên ngành; liên kết quốc tế đào tạo trình độ đại học Quan hệ công chúng, Truyền thông và Thương hiệu với Đại học Middlesex (Vương Quốc Anh). Xây dựng các chương trình đào tạo đại học chất lượng cao các ngành như: Báo chí, Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Kinh tế phát triển,... Đào tạo 17 ngành/chuyên ngành ở trình độ Thạc sĩ với hơn 500 học viên/năm, 04 ngành đào tạo trình độ Tiến sĩ với hơn 30 nghiên cứu sinh/năm. Học viện đã mở được hơn 400 lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác Tuyên giáo, Báo chí, Xuất bản, Quan hệ công chúng và quảng cáo, Ngoại ngữ, Tin học,…

Mô hình tổ chức của Học viện Báo chí và Tuyên truyền được xây dựng phù hợp, phát huy được hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế… với tổng số đội ngũ hiện nay là hơn 400 giảng viên, viên chức và người lao động, trong đó, có 37 Phó Giáo sư, 91 Tiến sĩ, 215 Thạc sĩ, 40 cử nhân. Cơ cấu giảng viên chiếm trên 60%.

Bên cạnh đội ngũ cán bộ cơ hữu, nòng cốt, Học viện còn có sự tham gia của hàng trăm cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học có uy tín thuộc các lĩnh vực lý luận chính trị, báo chí - truyền thông và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác ở Trung ương với vai trò là thành viên Hội đồng trường, cố vấn chuyên môn, giảng viên kiêm chức, thỉnh giảng,…

Với sứ mệnh là nghiên cứu, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng - văn hóa, báo chí, tuyên truyền, truyền thông và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Học viện phấn đấu đến năm 2030 trở thành Trường Đại học quản trị theo các tiêu chuẩn quốc tế; trung tâm nghiên cứu có tầm ảnh hưởng về lý luận chính trị, báo chí và truyền thông tại khu vực và châu Á - Đây vừa là sứ mệnh và cũng là tầm nhìn của Học viện trong những thập niên tới. 

Bên cạnh những thuận lợi, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đứng trước những thời cơ và thách thức: 

Thứ nhất, việc đổi mới phương thức quản lý đào tạo và chương trình đào tạo còn chậm so với yêu cầu tiến trình đổi mới của Đảng, Nhà nước và xã hội. 

Thứ hai, những quy định mới của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy hoạch mạng lưới trường đại học, tự chủ đại học là những thách thức lớn đối với Học viện. 

Thứ ba, nhu cầu thị trường luôn biến động và phát triển, đòi hỏi trách nhiệm xã hội và năng lực của trường đại học ngày càng cao. Cạnh tranh giữa các trường đại học ngày càng gia tăng...

Một số mục tiêu, định hướng trong thực hiện sứ mệnh, tầm nhìn của Học viện 

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng yêu cầu đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hoàn thiện chính sách phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập, thực hiện cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc đại học phù hợp với xu thế chung của thế giới, chuyển đổi trường đại học công lập kém hiệu quả sang mô hình hợp tác công - tư. Quy hoạch, sắp xếp lại các trường đại học, cao đẳng.

Với sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu trở thành Trường Đại học quản trị theo các tiêu chuẩn quốc tế, Học viện đã ban hành Nghị quyết số 4230b-NQ/HĐT ngày 09/9/2022 về phát triển Học viện Báo chí và Tuyên truyền đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045 với những mục tiêu cần hoàn thiện: 

Về đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, có phẩm chất, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực sáng tạo, thích ứng với môi trường xã hội; phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo định hướng phát triển năng lực, chú trọng kỹ năng nghiên cứu trong các chương trình lý luận chính trị và kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong các chương trình nghiệp vụ; đổi mới mô hình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng lấy chất lượng làm trọng tâm, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng, giữa các hệ và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng mạng lưới, mở rộng quan hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có uy tín để gắn lý luận với thực tiễn, lý thuyết với thực hành; nâng cao cơ hội việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp…

Về nguồn nhân lực

Tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên nghiệp, có cơ cấu hợp lý, có năng lực quản trị hiện đại, có khả năng dự báo chiến lược và quản lý sự thay đổi nhằm phát triển Học viện theo đúng định hướng.

Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, cao về chất lượng, tỷ lệ hợp lý, trong đó có những giảng viên có khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ các chương trình chất lượng cao và chương trình quốc tế. Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong nghiên cứu, giảng dạy.

Phát triển nhóm chuyên gia đầu ngành có khả năng định hướng chuyên môn trong lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng - văn hoá, báo chí, tuyên truyền, truyền thông, trong đó có những chuyên gia có khả năng giảng dạy, nghiên cứu trong môi trường quốc tế.  

Về hợp tác quốc tế

Xây dựng Học viện là đối tác có trách nhiệm và tin cậy, thu hút các cá nhân, tổ chức quốc tế có uy tín đến giảng dạy, nghiên cứu và trao đổi học thuật. Mở rộng mạng lưới quan hệ quốc tế với các nước trên thế giới; thúc đẩy mở rộng các quan hệ chiến lược, bền vững.

Đa dạng hóa chương trình hợp tác các lĩnh vực nhằm tăng cường uy tín, vị thế của Học viện trong khu vực và trên thế giới, tranh thủ nguồn lực nước ngoài để nâng cấp cơ sở vật chất-kỹ thuật và trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên. Tăng cường liên kết các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với thế mạnh và định hướng phát triển của Học viện.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, nhà trường cần ý thức sâu sắc hơn yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đại học, sau đại học, đồng thời có những bước đi táo bạo, cụ thể hơn để hiện thực hoá tầm nhìn và mục tiêu phát triển đã đặt ra.

Nhà trường cần tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng hiện đại, tăng cường tính liên thông, liên kết. Tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đặc biệt cần gắn hoạt động nghiên cứu khoa học với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của thế lực thù địch. Cùng với đó, tiếp tục hiện đại hoá cơ sở vật chất, chăm lo cải thiện đời sống, tạo môi trường làm việc, học tập thuận lợi cho giảng viên, học viên, sinh viênc…

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị Học viện chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên trẻ giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, tăng cường về lý luận, sâu sắc về thực tiễn, có lập trường chính trị vững vàng, lối sống mẫu mực theo chuẩn mực của người giáo viên trường Đảng. Quan tâm xây dựng các cơ chế trọng dụng nhân tài, phát huy tốt nhất năng lực của cán bộ, giảng viên và sinh viên, cũng như khai thác hiệu quả lợi thế là một học viện trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh…./. 

Đỗ Nhị Hà, Lớp Truyền thông đại chúng K40A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Quyết tâm lớn, giải pháp mạnh, đồng tình của người dân!

Ngày đăng 16/04/2024
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương đúng đắn, xu thế tất yếu, không thể chậm trễ và không thể đảo ngược. Tuy nhiên, đây là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, tác động đến nhiều đối tượng nên phải tính toán kỹ lưỡng, quyết tâm lớn, giải pháp mạnh và có sự đồng tình của người dân.

Ghép tên xã theo kiểu "công bằng máy móc" sẽ tạo ra những cái tên nực cười

Ngày đăng 15/04/2024
Nếu cứ “công bằng” theo kiểu ghép máy móc tên 2 xã được sáp nhập, chúng ta sẽ tạo ra những cái tên bị nhiều người đánh giá là buồn cười như “Đôi Hậu” ở Nghệ An.

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Ngày đăng 09/04/2024
Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Để không hổ thẹn với dân, với chính mình

Ngày đăng 04/04/2024
Trong cuộc sống, có làm ắt có đúng có sai, nhất là những công việc khó khăn, phức tạp, nhạy cảm tác động đến nhiều người. Nhưng nếu chỉ vì sợ sai, sợ bị xử lý, sợ phải chịu trách nhiệm mà chùn bước, thì không xứng đáng là cán bộ, đảng viên, không xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

Ngày đăng 01/04/2024
Đường đến vinh quang chỉ dành cho những người có chí "vượt nắng, thắng mưa", dám đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Còn ai đó mới thấy sóng cả đã ngã tay chèo, né tránh, đùn đẩy thì không bao giờ đi tới đích, nói gì chuyện vươn ra biển lớn. Cuộc sống càng phát triển càng nhiều khó khăn, thử thách. Có xem đó là cơ hội để "lửa thử vàng" thì mới làm nên mùa vàng bội thu. Công cuộc đổi mới đất nước đang cần những con người như thế.