Hà Nội, Ngày 01/04/2023

Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) hợp hiến, phù hợp các điều ước quốc tế

Ngày đăng: 18/03/2023   09:38
Mặc định Cỡ chữ
Phát biểu tại buổi họp Hội đồng thẩm định dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đánh giá, dự thảo Luật bảo đảm tính hợp hiến, phù hợp với các điều ước quốc tế về lĩnh vực lưu trữ, tuy nhiên cần tiếp tục rà soát kỹ để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chung, đặc biệt là các văn bản liên quan tới lĩnh vực lưu trữ.
Hội đồng thẩm định dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) họp chiều ngày 14/3/2023. Ảnh: moj.gov.vn

Tại buổi họp, Hội đồng thẩm định đã chỉ rõ những hạn chế cụ thể của Luật Lưu trữ năm 2011 trong bối cảnh hiện nay, đó là:

Sau khi có Luật Lưu trữ năm 2011, Đảng đã có nhiều chủ trương, chính sách mới về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, toàn diện và hội nhập quốc tế; đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, đề án, chiến lược thực hiện chủ trương này của Đảng, trong đó có lĩnh vực lưu trữ. Trong quá trình triển khai thực hiện có những vấn đề đã được thực tiễn kiểm nghiệm, khẳng định tính hiệu quả cần được tổng hợp, khai quát và luật hóa, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc xây dựng nền lưu trữ hiện đại, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lưu trữ.

Nhiều vấn đề Luật Lưu trữ năm 2011 chưa quy định hoặc đã quy định nhưng chưa cụ thể, gây khó khăn trong quá trình thực hiện như: vấn đề về quản lý tài liệu lưu trữ; vấn đề về quản lý tài liệu lưu trữ điện tử đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính, hội nhập quốc tế, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; vấn đề về lưu trữ tư; vấn đề về quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ.

Như vậy, có thể thấy việc xây dựng, ban hành Luật Lưu trữ (sửa đổi) là cần thiết nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, toàn diện và hội nhập quốc tế, đổi mới hoạt động quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về lưu trữ, khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn công tác lưu trữ hiện nay.

Tại buổi họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi). Theo đó, liên quan tới thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ, dự thảo Luật đã bổ sung các quy định về thẩm quyền quản lý tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam theo hướng phân định rõ thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; tài liệu Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam giữa cơ quan có thẩm quyền của Đảng và cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ; phân cấp quản lý tài liệu lưu trữ giữa cơ quan lưu trữ của Nhà nước ở Trung ương và địa phương; thẩm quyền quản lý tài liệu các ngành Quốc phòng, Công an, Ngoại giao và thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ cấp xã.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã làm rõ giá trị pháp lý của tài liệu lưu trữ điện tử, giá trị của bản chính, bản số hóa tài liệu lưu trữ trong việc quản lý và thực hiện các giao dịch điện tử; quy định những yêu cầu của Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử, Kho lưu trữ số; thực hiện nghiệp vụ về thu thập, bảo quản, sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử.

Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) cũng quy định giá trị của tài liệu lưu trữ tư; trách nhiệm của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc quản lý, sử dụng tài liệu lưu trữ tư; thành lập, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của tổ chức lưu trữ tư. Đồng thời, quy định hai hoạt động dịch vụ lưu trữ (kinh doanh bảo quản tài liệu lưu trữ và kinh doanh Kho lưu trữ số) phải đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bên cạnh đó, dự thảo Luật còn quy định về điều kiện để tổ chức, cá nhân được tham gia hoạt động dịch vụ lưu trữ; quy định thẩm quyền cấp và đối tượng được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.

Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) Đặng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: moj.gov.vn

Phát biểu tại buổi họp, đại diện đơn vị soạn thảo, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) Đặng Thanh Tùng khẳng định sự cần thiết phải sửa đổi Luật Lưu trữ năm 2021 nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Nêu vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau về thời hạn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử (3 năm, 5 năm, 10 năm kể từ năm công việc kết thúc), Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng khẳng định, tính dân chủ của một xã hội chính là bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân. Do vậy, việc nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử càng rút ngắn càng cần thiết, đặc biệt là trong điều kiện phải bảo đảm tính toàn vẹn của tài liệu lưu trữ điện tử.

Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng cũng trân trọng cảm ơn sự tham đóng góp ý kiến của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo, các hiệp hội đối với dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi); đồng thời, mong muốn tiếp tục nhận được những ý kiến góp ý để cơ quan soạn thảo nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật trong thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu. Ảnh: moj.gov.vn

Phát biểu tại buổi họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đánh giá, dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) bảo đảm tính hợp hiến, phù hợp với các điều ước quốc tế về lĩnh vực lưu trữ, tuy nhiên cần tiếp tục rà soát kỹ để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chung, đặc biệt các văn bản liên quan tới lĩnh vực lưu trữ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp lưu ý, cơ quan soạn thảo cần tăng cường rà soát, bổ sung để làm rõ thêm các thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng trong dự thảo Luật đảm bảo rõ ràng, cụ thể hơn./.

Duy Thái

Tin tức cùng chuyên mục

Tập trung tối đa cho việc chuyển đổi số của Bộ Nội vụ

Ngày đăng 31/03/2023
Chiều ngày 31/3/2023, tại Trụ sở Bộ, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã chủ trì Hội nghị giao ban kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác Quý I và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 4/2023. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Nguyễn Trọng Thừa, Nguyễn Duy Thăng, Vũ Chiến Thắng; lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ.

Công bố báo cáo đánh giá mức độ chuyển đổi số của Bộ Nội vụ năm 2022

Ngày đăng 31/03/2023
Ngày 31/3/2023, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 235/QĐ-BNV về việc phê duyệt và công bố báo cáo đánh giá mức độ chuyển đổi số của Bộ Nội vụ năm 2022.

Công đoàn Văn phòng Bộ Nội vụ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028

Ngày đăng 30/03/2023
Chiều ngày 30/3/2023, Tại trụ sở Bộ, Công đoàn Văn phòng Bộ Nội vụ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028. Dự Đại hội có các đồng chí: Vũ Đăng Minh, Chủ tịch Công đoàn Bộ, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ; Nguyễn Thị Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Bộ; Nguyễn Thị Tuyết Mai, Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn cơ quan Bộ Nội vụ; tập thể công chức - đoàn viên Công đoàn Văn phòng Bộ.

Công đoàn Tạp chí Tổ chức nhà nước tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028

Ngày đăng 30/03/2023
Sáng ngày 30/3/2023, tại Hà Nội, Công đoàn Tạp chí Tổ chức nhà nước tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đồng chí Lê Văn Phương, Phó Chủ tịch Công đoàn cơ quan Bộ, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Nội vụ) dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Đảng ủy Bộ Nội vụ: Chuyển đổi số quy trình công tác xây dựng đảng một cách toàn diện

Ngày đăng 29/03/2023
Bí thư Đảng ủy Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đã ký ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số của Đảng ủy Bộ Nội vụ năm 2023 “xây dựng phần mềm quản lý công tác xây dựng Đảng, sổ tay đảng viên điện tử trong Đảng bộ Bộ Nội vụ” (kèm theo Quyết định số 753-QĐ/ĐUBNV ngày 10/3/2023).

Tiêu điểm

Công đoàn Văn phòng Bộ Nội vụ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028

Chiều ngày 30/3/2023, Tại trụ sở Bộ, Công đoàn Văn phòng Bộ Nội vụ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028. Dự Đại hội có các đồng chí: Vũ Đăng Minh, Chủ tịch Công đoàn Bộ, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ; Nguyễn Thị Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Bộ; Nguyễn Thị Tuyết Mai, Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn cơ quan Bộ Nội vụ; tập thể công chức - đoàn viên Công đoàn Văn phòng Bộ.