Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Thế giới ưu tiên bảo vệ quyền của phụ nữ

Ngày đăng: 08/03/2023   07:11
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 06/3/2023, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết, theo các dự báo mới nhất, thế giới cần thêm 300 năm để đạt bình đẳng giới hoàn toàn trong bối cảnh tiến bộ về quyền của phụ nữ đang bị thụt lùi.
Liên hợp quốc cảnh báo tiến bộ về quyền của phụ nữ đang thụt lùi. (Ảnh UN NEWS).

Theo Tổng Thư ký Guterres, trong các cuộc khủng hoảng an ninh, tình trạng khẩn cấp về khí hậu, phụ nữ và các bé gái là đối tượng chịu tác động đầu tiên và nghiêm trọng nhất. Quyền của phụ nữ đối với thân thể và quyền tự chủ đối với cuộc sống của họ đang bị phủ nhận.

Tổng Thư ký Guterres cho rằng, vào Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, thế giới phải cam kết làm tốt hơn, cần đảo ngược những xu hướng tồi tệ này, đấu tranh vì cuộc sống và quyền của phụ nữ. Ông khẳng định đây là một trong những ưu tiên cốt lõi và là nhiệm vụ trọng tâm của Liên hợp quốc.

Nhà lãnh đạo Liên hợp quốc cho biết, năm 2023, Ngày Quốc tế Phụ nữ tập trung vào mục tiêu thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới.

Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc, sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là kết quả của nhiều thế kỷ mà tư tưởng gia trưởng, phân biệt đối xử và định kiến thống lĩnh. Từ năm 1901, nữ giới chỉ chiếm 3% số những người đoạt giải thưởng Nobel lĩnh vực khoa học. Trong khi đó, trên không gian mạng, nữ giới, trong đó có cả các nhà khoa học và nhà báo, thường là mục tiêu của những phát ngôn kỳ thị và lạm dụng giới tính.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh cần hành động trên nhiều mặt để bảo đảm phụ nữ và trẻ em gái có thể đóng góp đầy đủ cho tri thức của thế giới thông qua khoa học và công nghệ; phải phá bỏ các rào cản, từ dữ liệu mang tính phân biệt đối xử tới các định kiến ngăn cản các bé gái học các môn khoa học ngay từ khi còn nhỏ. Những người ra quyết định trên tất cả lĩnh vực cần tăng cường sự tham gia và lãnh đạo của nữ giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Theo người đứng đầu Liên hợp quốc, bình đẳng giới không thể tự có mà cần được ưu tiên và theo đuổi. Cách tiếp cận này đang mang lại kết quả ở Liên hợp quốc, nơi đang có chiến lược riêng vì sự bình đẳng giới. Ngoài ra, cũng cần hành động để tạo ra môi trường số an toàn cho phụ nữ. Ðầu tư cho phụ nữ và trẻ em gái là cách bảo đảm nhất để nâng cao tinh thần cho tất cả mọi người, các cộng đồng và các nước cũng như để đạt mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững./.

Theo: nhandan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày đăng 22/03/2024
Nhận diện và phòng ngừa tham nhũng (PNTN) là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu, đặc biệt trong một số lĩnh vực quan trọng liên quan tới các dịch vụ công cơ bản như y tế hay giáo dục, từ đó, giúp các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư.

Vận dụng các mô hình văn hóa trong quản lý giáo dục

Ngày đăng 11/03/2024
Hiện nay, hệ thống giáo dục cần được quản lý theo hướng mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở các lứa tuổi khác nhau và đáp ứng yêu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực bảo đảm phát triển bền vững. Đồng thời, trong xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi các tổ chức phải trở thành “tổ chức học tập”, “đơn vị học tập” và “xã hội học tập”. Do đó, quản lý không giản đơn là việc thực hiện các chức năng hành chính mà quản lý luôn bao gồm việc xây dựng văn hóa tổ chức theo các mô hình như “ba tầng cấp, bốn chiều cạnh văn hóa” và mô hình “các loại hình văn hóa”(1). Cách tiếp cận quản lý theo mô hình văn hóa không thay thế mà bổ sung làm phong phú và đa dạng cho các cách tiếp cận lý thuyết quản lý đối với các loại tổ chức trong xã hội ngày nay. 

Bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam

Ngày đăng 27/02/2024
Trong những năm gần đây, vấn đề để lộ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số ở Việt Nam rất đáng báo động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân, cũng như của xã hội. Bài viết nghiên cứu việc bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia trên thế giới, đây là những kinh nghiệm và gợi mở đối với Việt Nam để tiếp tục có giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số hiện nay. 

Mô hình thành phố thuộc tỉnh của một số quốc gia trên thế giới

Ngày đăng 05/02/2024
Trên thế giới, mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh hay tiểu bang khá đa dạng. Về cơ bản, các nước trên thế giới nghiêng theo cơ chế Hội đồng - Thị trưởng và cùng song hành hoạt động trong mục tiêu quản trị địa phương. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào quy định của pháp luật chung của một quốc gia hay hệ thống pháp luật riêng của tiểu bang hoặc tỉnh có năng lực tự quản cao mà mô hình thành phố thuộc tỉnh ở mỗi quốc gia lại có những hình thức khác nhau. Bài viết này tổng hợp một số mô hình chính quyền thành phố thuộc tỉnh ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đức, đồng thời đưa ra một số gợi mở đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Châu Á chạy đua tìm kiếm nhân tài nước ngoài

Ngày đăng 30/01/2024
Các nước châu Á đang tăng tốc trong cuộc chạy đua tìm kiếm nhân tài nước ngoài với hàng loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn được đưa ra, như thu nhập cao, mức thuế hấp dẫn, thủ tục nhập cư đơn giản.

Tiêu điểm

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.