Hà Nội, Ngày 01/04/2023

Khẳng định vị thế cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

Ngày đăng: 07/03/2023   12:15
Mặc định Cỡ chữ
Thành công của Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc và khẳng định nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: HĐND là thiết chế quan trọng và không thể thiếu trong nền dân chủ cộng hòa ở nước ta từ khi ra đời cho đến nay; khẳng định vai trò, vị thế của HĐND trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Tiếp theo những chuyển biến tích cực trong hoạt động của cơ quan dân cử địa phương kể từ sau Hội nghị tổng kết công tác HĐND năm 2021 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức ở 3 vùng miền: khu vực phía Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và khu vực phía Nam diễn ra trong tháng 02 và 3/2022, thành công của Hội nghị toàn quốc ngày 21/02/2023 tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022, triển khai kế hoạch công tác năm 2023 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri, Nhân dân và những người làm công tác ở các cơ quan dân cử địa phương.

Theo dõi tóm tắt Báo cáo tổng kết, tham luận của HĐND các tỉnh, thành phố và phát biểu kết luận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Hội nghị có thể thấy: Hội nghị được chuẩn bị công phu, khoa học, đánh giá tình hình sát với thực tiễn và rất có chiều sâu về những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân. Từ đó, đã đưa ra các giải pháp thuyết phục tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND, cũng như sự phối hợp và trách nhiệm trong công tác giám sát, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với HĐND trong giai đoạn tới.

HĐND là thiết chế quan trọng, không thể thiếu

Dư luận Nhân dân và những người làm công tác ở HĐND địa phương đánh giá cao việc tổ chức thành công Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND lần này. Trước hết, thành công của Hội nghị khẳng định nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: HĐND là thiết chế quan trọng và không thể thiếu trong nền dân chủ cộng hòa ở nước ta từ khi ra đời cho đến nay.

Nước ta là nước dân chủ, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, quyền làm chủ của mình bằng hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và các cơ quan khác của Nhà nước. Nhân dân cũng gián tiếp thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội, xã hội - nghề nghiệp hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Tuy vậy, chỉ có thiết chế cơ quan dân cử, do dân trực tiếp bầu ra, ủy thác cho họ đại diện quyền lực nhân dân mới có sứ mệnh bảo vệ và chuyển hóa trực tiếp các giá trị của nền dân chủ vào đời sống.  

Còn nhớ trước đây, khi tổng kết thí điểm không tổ chức HĐND ở một số địa phương đã rút ra bài học: HĐND như “kiềng 3 chân” của thể chế dân chủ, nếu HĐND hoạt động kém hiệu quả thì phải tìm nguyên nhân để khắc phục, làm cho mạnh lên, đủ sức bảo vệ và gánh vác sứ mệnh thiêng liêng lịch sử giao phó chứ không thể xóa bỏ đi.

Khẳng định vai trò, vị thế

Thành công của Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND lần này với sự tham dự, chủ trì của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư và nhiều lãnh đạo cấp cao cùng với Thường trực HĐND 63 tỉnh, thành phố thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với HĐND; khẳng định vai trò, vị thế của HĐND trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

HĐND cùng với các tổ chức trong hệ thống chính trị có nhiệm vụ thực hiện Cương lĩnh, Nghị quyết của Đảng, hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; nếu HĐND hoạt động kém hiệu quả sẽ làm tổn thương lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và chế độ. Dư luận Nhân dân và những người tâm huyết với hoạt động của HĐND ở địa phương kỳ vọng Nhà nước không ngừng hoàn thiện thể chế của HĐND trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước ở mỗi cấp; cụ thể hóa mối quan hệ và trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với HĐND cấp tỉnh; của cơ quan Thường trực HĐND, UBND cấp trên với Thường trực HĐND cấp dưới. Đồng thời, thường xuyên đánh giá, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền; coi đó là một trong các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử địa phương.

Giá trị khoa học và thực tiễn

Cử tri và Nhân dân đánh giá cao giá trị khoa học và thực tiễn từ thành công của 2 Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức trong hai năm 2022 và 2023. Các tri thức kinh nghiệm và khoa học rút ra từ tổng kết quá trình vận hành thể chế về tổ chức, hoạt động HĐND thời gian qua đã được Ban Công tác đại biểu nghiên cứu, đúc kết, phục vụ cho công tác phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền và tham mưu hoạch định, điều chỉnh chính sách đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tiễn đặt ra.

Minh chứng rõ nhất là năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, góp phần hình thành đồng bộ thể chế cơ quan dân cử. Năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Thường trực HĐND các địa phương bám sát chỉ đạo của cấp ủy đảng, soát xét tổng thể phương hướng nhân sự đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2026 - 2031, tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch đại biểu chuyên trách nhằm xây dựng đội ngũ đại biểu kế cận thật sự coi trọng chất lượng với cơ cấu. Đây chính là tư tưởng chỉ đạo chủ động, chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa về công tác nhân sự cho HĐND, khắc phục tình trạng “khó bố trí cán bộ thì đưa sang HĐND”. Cùng với đó, năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ chỉ đạo nghiên cứu, ban hành Quy chế mẫu về hoạt động của HĐND cấp tỉnh; đổi mới việc tổ chức Hội nghị Thường trực HĐND khu vực theo hướng thiết thực, hiệu quả, thực sự là hoạt động khoa học hành chính nhà nước./.

 

 ThS Nguyễn Vân Hậu

Theo: daibieunhandan.vn

Tin tức cùng chuyên mục

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong Luật Đất đai năm 2013 - thực trạng và kiến nghị hoàn thiện

Ngày đăng 24/03/2023
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”, Chính phủ đã xây dựng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 08 điều. Trong đó, quy định về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một trong những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày đăng 28/03/2023
Tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu lên nhiều bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phòng, chống tham nhũng (PCTN). Đây là những đúc kết rất quan trọng, có thể làm nền tảng cho những chỉ đạo, định hướng về công tác này trong thời gian tới ở nước ta.

Kết quả nổi bật qua 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, khóa XII và giải pháp trong thời gian tới

Ngày đăng 13/03/2023
Bài viết nêu một số kết quả nổi bật sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, và đề xuất một số giải pháp tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết quan trọng này trong thời gian tới.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

Ngày đăng 27/02/2023
Quyền lực có khởi nguồn là từ Nhân dân, của cộng đồng. Khi quyền lực được trao cho người có nhân cách và tài năng thì sẽ được sử dụng đúng mục đích, bảo vệ và đem lại lợi ích cho cộng đồng. Ngược lại, khi trao cho người không đủ nhân cách, lại thiếu cơ chế và thiết chế kiểm soát, thì quyền lực đó dễ trở thành công cụ phục vụ cho lợi ích cá nhân; bị biến dạng, tha hóa, dẫn tới lạm quyền, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng.

Hà Nội ban hành chế tài thực hiện kết luận giám sát của Hội đồng nhân dân

Ngày đăng 21/02/2023
Trình bày tham luận tại Hội nghị tổng kết công tác Hội đồng nhân dân ngày 21/02/2023 tại Quảng Ninh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn dẫn đánh giá của Đảng đoàn Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội: Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp Hà Nội là điểm sáng trong hoạt động của các cơ quan dân cử cả nước.

Tiêu điểm

Công đoàn Văn phòng Bộ Nội vụ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028

Chiều ngày 30/3/2023, Tại trụ sở Bộ, Công đoàn Văn phòng Bộ Nội vụ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028. Dự Đại hội có các đồng chí: Vũ Đăng Minh, Chủ tịch Công đoàn Bộ, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ; Nguyễn Thị Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Bộ; Nguyễn Thị Tuyết Mai, Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn cơ quan Bộ Nội vụ; tập thể công chức - đoàn viên Công đoàn Văn phòng Bộ.