Hà Nội, Ngày 01/04/2023

Việt Nam đóng góp nhiều đề xuất trong bảo tồn đa dạng sinh học biển

Ngày đăng: 06/03/2023   12:56
Mặc định Cỡ chữ
Đoàn Việt Nam đã có nhiều đề xuất vì lợi ích chung của các nước đang phát triển, đặc biệt là các quy định liên quan đến xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ biển.
Đoàn liên ngành Việt Nam do Đại sứ Đặng Hoàng Giang (ngoài cùng bên phải), Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc làm Trưởng đoàn, tham dự Hội nghị. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 05/3/2023 (giờ Việt Nam), sau hai tuần làm việc khẩn trương với phiên cuối kéo dài 36 giờ liên tục, phiên thứ năm Hội nghị liên chính phủ về xây dựng văn kiện pháp lý quốc tế trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia đã kết thúc, đạt được nhất trí về nội dung văn kiện.

Đoàn Việt Nam đã có nhiều ý kiến đóng góp vì lợi ích chung của các nước đang phát triển trong thỏa thuận lịch sử này.

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, thành công của Hội nghị thể hiện quyết tâm chính trị của các quốc gia trong việc đạt được một văn kiện nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học biển tại biển cả.

Đây là dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển, trong bối cảnh thực hiện Chương trình nghị sự 2030, đặc biệt là Mục tiêu phát triển bền vững số 14 (SDG 14) về bảo tồn và sử dụng bền vững biển và tài nguyên biển.

Đoàn liên ngành Việt Nam do Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc làm Trưởng đoàn, đã tham gia tích cực và đóng góp thực chất vào tiến trình thương lượng tại Hội nghị.

Đoàn Việt Nam đã có nhiều đề xuất vì lợi ích chung của các nước đang phát triển, đặc biệt là các quy định liên quan đến xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ biển, đồng thời thúc đẩy các nội dung của dự thảo văn kiện phù hợp quy định của luật biển quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam.

Nội dung văn kiện đã ghi nhận nguyên tắc nền tảng về việc nguồn gene biển là di sản chung của nhân loại, là cơ sở để mọi lợi ích thu được từ nguồn gene biển cần được chia sẻ công bằng với tất cả các quốc gia.

Đáng chú ý, lần đầu tiên “thông tin chuỗi số hóa về nguồn gene” - được coi là một “tài sản số” gắn liền với nguồn gene biển và lợi ích liên quan có thể được chia sẻ cho toàn thể nhân loại theo một cơ chế được Văn kiện xác định.

Văn kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động liên quan đến đa dạng sinh học trên một phạm vi rộng lớn của các đại dương.

Trong bối cảnh khả năng tiếp cận, khai thác tài nguyên gene biển giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển còn cách biệt, văn kiện đánh dấu sự thỏa hiệp giữa các nhóm nước có lợi ích khác nhau trong việc thúc đẩy các hoạt động bảo tồn và khai thác bền vững nguồn gene biển ngoài vùng tài phán quốc gia, xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ, đồng thời bảo đảm công bằng trong chia sẻ lợi ích từ việc khai thác và sử dụng bền vững nguồn gene biển phong phú.

Theo kế hoạch, Hội nghị sẽ triệu tập phiên tiếp theo để thông qua Văn kiện và đệ trình lên Đại hội đồng./.

Theo: nhandan.vn

Tin tức cùng chuyên mục

Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan hủy bỏ hoạt động tập trận bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình

Ngày đăng 31/03/2023
Ngày 31/3/2023, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Đài Loan (Trung Quốc) thông báo tiến hành tập trận bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Đà Nẵng nhìn từ biển qua Di sản tư liệu thế giới Châu bản triều Nguyễn

Ngày đăng 24/03/2023
Đó là chủ đề Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) phối hợp với UBND huyện Hoàng Sa tổ chức chiều ngày 24/3/2023 tại Nhà Trưng bày Hoàng Sa (đường Hoàng Sa, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) nhân kỷ niệm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975) và 5 năm Nhà Trưng bày Hoàng Sa được khánh thành và đi vào hoạt động (28/3/2018).

Đối thoại Biển lần thứ 10: Năng lượng tái tạo ngoài khơi - cơ hội và thách thức đối với chuyển đổi xanh

Ngày đăng 24/03/2023
Đối thoại Biển lần thứ 10 được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham gia của hơn 200 đại biểu và một số cơ quan thông tấn, báo chí.

Ra mắt Câu lạc bộ yêu biển đảo Việt Nam tại Pháp

Ngày đăng 20/03/2023
Hưởng ứng phong trào “Tất cả vì biển, đảo Việt Nam”, ngày 19/3 tại thủ đô Paris, Câu lạc bộ yêu biển đảo Việt Nam tại Pháp đã làm Lễ ra mắt với sự hiện diện của Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng và bà Cao Hồng Vinh, Trưởng Ban liên lạc người Việt ở châu Âu “Vì biển đảo Việt Nam”.

Bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới gắn với phát triển kinh tế biển

Ngày đăng 01/03/2023
Tại Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức đã xác định Đà Nẵng giữ vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh của khu vực và cả nước.

Tiêu điểm

Công đoàn Văn phòng Bộ Nội vụ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028

Chiều ngày 30/3/2023, Tại trụ sở Bộ, Công đoàn Văn phòng Bộ Nội vụ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028. Dự Đại hội có các đồng chí: Vũ Đăng Minh, Chủ tịch Công đoàn Bộ, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ; Nguyễn Thị Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Bộ; Nguyễn Thị Tuyết Mai, Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn cơ quan Bộ Nội vụ; tập thể công chức - đoàn viên Công đoàn Văn phòng Bộ.