Hà Nội, Ngày 20/04/2024

Hà Nội ban hành chế tài thực hiện kết luận giám sát của Hội đồng nhân dân

Ngày đăng: 22/02/2023   07:36
Mặc định Cỡ chữ
Trình bày tham luận tại Hội nghị tổng kết công tác Hội đồng nhân dân ngày 21/02/2023 tại Quảng Ninh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn dẫn đánh giá của Đảng đoàn Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội: Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp Hà Nội là điểm sáng trong hoạt động của các cơ quan dân cử cả nước.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn trình bày tham luận tại Hội nghị.

Chất vấn những vấn đề lớn, quan trọng

Theo Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, giám sát là chức năng quan trọng trong hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thường xuyên nghiên cứu, tiếp thu các kinh nghiệm, cách làm hiệu quả của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tham khảo cách làm của một số tỉnh, thành phố để xây dựng các đề án, kế hoạch, giải pháp để tiếp tục đổi mới, cải tiến hoạt động giám sát theo hướng bản lĩnh, thẳng thắn, thực chất, khoa học, hiệu quả, bám sát các quy định của luật và tình hình thực tiễn của Thành phố để giải quyết các vấn đề.

Cụ thể, năm 2022, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức 02 phiên chất vấn, 02 phiên giải trình, 41 cuộc giám sát, khảo sát với những kết quả thiết thực. Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố cũng phối hợp chặt chẽ với Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức giám sát các nội dung, lĩnh vực theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

“Các nội dung giám sát được lựa chọn đều là những vấn đề lớn, quan trọng, cấp thiết, được dư luận và cử tri quan tâm như: Giám sát về công tác quy hoạch; về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; về quản lý, sử dụng tài sản công; các dự án chậm triển khai; xử lý nước thải, thoát nước và thu gom, xử lý rác thải; việc đầu tư các thiết chế văn hóa; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại các khu đô thị không đồng bộ”, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nói.

Kết quả cho thấy nhiều nội dung, vấn đề đã tồn tại nhiều năm, thậm chí đã được giám sát nhưng chậm chuyển biến, được thẳng thắn chỉ ra và tái giám sát để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp, lộ trình cụ thể để khắc phục hiệu quả. 

“Có nhiều vấn đề lớn, quan trọng được chuyển hóa thành các nội dung chất vấn, giải trình và toàn bộ nội dung đều được phản ánh, cung cấp bằng phim tư liệu bảo đảm sinh động. Theo dõi, đôn đốc cho đến khi thực hiện xử lý dứt điểm vấn đề đặt ra”, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn nói.

Có lộ trình, chế tài thực hiện kết luận giám sát

Chia sẻ về kinh nghiệm tổ chức hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, khi tổ chức thực hiện hoạt động giám sát cần nghiên cứu, bám sát tình hình thực tiễn của địa phương và các chỉ đạo của Trung ương, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; bám sát và thực hiện hiệu quả quy định của luật cũng như hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác giám sát.

Hà Nội đã ban hành quy định về các chế tài trong thực hiện kết luận giám sát; xem xét chuyển cơ quan chức năng xem xét, xử lý với các vi phạm nghiêm trọng. Việc thực hiện các kết luận giám sát cũng là tiêu chí để cơ quan tổ chức xem xét, đánh giá cán bộ và xét thi đua, khen thưởng.

Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp là cơ sở pháp lý rất quan trọng, thiết thực nhằm tạo chuyển biến, chuẩn hóa, theo hướng đồng bộ, hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử. Nhấn mạnh như vậy, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, Hà Nội là địa phương đầu tiên tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai nghiêm túc nghị quyết này tới Hội đồng nhân dân các quận, huyện, thị xã và các xã, thị trấn trên địa bàn toàn Thành phố với gần 12.000 đại biểu tại các điểm cầu. “Kết quả cho thấy, sau khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoạt động giám sát, tái giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đã ngày càng bài bản, thống nhất, lan tỏa và có những chuyển biến rõ nét”.

Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cũng nêu kinh nghiệm rất quan trọng khác là phải định lượng được kết quả thực hiện các kết luận giám sát. Đồng thời, kết luận giám sát phải chỉ ra các tồn tại, hạn chế, xác định rõ nguyên nhân và lộ trình, giải pháp khắc phục. Nghị quyết chất vấn của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội có phụ lục các cam kết tiến độ, mốc thời gian hoàn thành, đã phát huy hiệu quả, tạo chuyển biến rõ nét trong triển khai thực hiện.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu, quy định đưa việc thực hiện hiệu quả cam kết, lời hứa trong chất vấn, trong giám sát của Hội đồng nhân dân là tiêu chí đánh giá cán bộ trong việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu./.

Theo: qdnd.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Để Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống và thực hiện có hiệu quả

Ngày đăng 20/04/2024
Với vị trí, vai trò quan trọng của cơ sở, để thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân có hiệu quả, phải thực hiện dân chủ từ cơ sở. Trong những năm qua, dân chủ trực tiếp ở cơ sở được mở rộng, Nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân được bảo vệ. Việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở... góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát cần phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị

Ngày đăng 15/04/2024
Quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND), đặc biệt là vấn đề giám sát của HĐND trong mô hình chính quyền đô thị, PGS.TS Lê Minh Thông, ĐBQH khóa XIII cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND phù hợp với đặc điểm và yêu cầu giám sát trong mô hình chính quyền đô thị, tạo cơ sở pháp lý cụ thể hơn để HĐND làm tốt chức năng giám sát của mình.

Phát huy vai trò của các tôn giáo trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh hiện nay

Ngày đăng 09/04/2024
Bài viết khái quát tình hình, kết quả và những hạn chế trong phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

Xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Ngày đăng 01/04/2024
Xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, có liên quan đến sự sống còn của Đảng và vận mệnh của chế độ; cán bộ là gốc của mọi công việc, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đặc biệt, những biến động nhanh chóng, phức tạp của thực tiễn đã và đang đặt ra yêu cầu đối với cán bộ phải giỏi về chuyên môn và có tâm thế năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Muốn đạt được điều đó, cần phải có những đánh giá tổng thể về quan điểm, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm hiện nay; từ đó đề xuất định hướng giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đặc điểm lứa tuổi và vai trò của Đoàn Thanh niên trong thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Ngày đăng 25/03/2024
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu lực, hiệu quả những nội dung tại Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, cần làm rõ sự tác động của đặc điểm các lứa tuổi và dự báo xu hướng tâm sinh lý, hành vi… để tạo ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới quá trình thực thi chính sách. Trong đó, vai trò trực tiếp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp là rất quan trọng, nhằm gia tăng hiệu quả và tác động xã hội theo mục tiêu của Nhà nước đã đề ra đối với thanh niên.