Hà Nội, Ngày 25/04/2024

Từ chuyện Bác Hồ thăm tết, nghĩ về tấm lòng lãnh tụ

Ngày đăng: 19/01/2023   11:26
Mặc định Cỡ chữ
Tết Quý Mão, năm 1963 Bác Hồ đã đề nghị Bộ Chính trị và Bộ Công an bố trí để Bác đi thăm chợ Đồng Xuân - một trung tâm buôn bán sầm uất nhất thủ đô Hà Nội lúc bấy giờ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Nhân dân

Sáng sớm ngày 24/1/1963, tức là ngày 30 Tết Quý Mão trời mưa lất phất thêm vào là cái lạnh của những ngày cuối đông như cắt da, cắt thịt, Bác và hai đồng chí cảnh vệ đi chợ Tết theo kế hoạch đã định.

Bác hoá trang thành một cụ già, đầu đội chiếc mũ cát đã cũ, đeo kính lão, mặc bộ quần áo nâu đã bạc màu và chiếc áo bông giữ ấm; bên ngoài khoác chiếc áo mưa bằng vải bạt; cổ quàng khăn len quấn mấy vòng để che kín bộ râu; chân đi đôi dép cao su. Là Chủ tịch nước, thế mà khi hoá thân thành người dân lao động giống đến từng chi tiết, khó mà phát hiện ra. Chỉ vậy thôi, cũng đã nói lên cuộc sống của Bác giản dị, gần gũi Nhân dân đến giường nào.

Với cuộc sống đời thường, cũng vậy, nhà ở của Bác chỉ là một ngôi nhà sàn bằng gỗ, lợp ngói. Trên gác có hai phòng, mỗi phòng hơn 10 m2 .Vậy mà, Bác vẫn đề nghị để đồng chí Phạm Văn Đồng sử dụng một phòng để khỏi lãng phí. Đôi dép cao su mà Bác thường dùng được cắt ra từ lốp một chiếc xe của Pháp bị ta phục kích từ những ngày ở Việt Bắc. Mặc dù, đôi dép đã quá cũ, quai đã mòn phải đóng đinh đi, đóng đinh lại nhưng Bác vẫn sử dụng, kể cả khi tiếp khách quốc tế. Hay như chiếc ô tô hiệu Pa-bê-ta” sản xuất tại Liên Xô cũng không còn mới nhưng Bác bảo “vẫn dùng được” thì chưa nên thay. Chúng ta đã từng nghe chuyện Bác dùng đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần; có quả chuối hơi nẫu, có ngươì muốn vứt, nhưng Bác đã lấy dao gọt phần nẫu đi sau đó bóc ăn ngon lành. Trong cuộc sống, sinh hoạt, Bác chi tiêu rất dè xẻn, cân nhắc từng xu: Liên hoan mừng thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh, đĩa cá. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quân, người đã mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng về tặng Người năm 1939, Bác cũng chỉ khao: Một món canh và hai đĩa thức ăn, thêm hai lạng rượu, tổng cộng chưa hết một đồng bạc. Những ngày trong tù, khi nghe tin Hồng quân Liên Xô bắt sống 33 vạn quân HítLe, ở Xtalingrat, Bác đã nhờ người lính gác mua dùm ít kẹo và dầu chả quẫy rồi ngồi một mình “chén tạc, chén thù”, rất đàng hoàng vui vẻ… Những câu chuyện cảm động về tính tiết kiệm của Người còn nhiều, nhiều nữa, làm sao kể hết. Bởi, Bác của chúng ta là người không và không bao giờ tự cho phép mình có mức sống xa lạ với những người xung quanh, mức hưởng thụ cao hơn chiến sĩ, đồng bào, dù Người có quyền được như vậy.

Mỗi năm Tết đến xuân về, Bác dạy: "Suốt năm chúng ta thi đua lao động, sản xuất, những ngày Nguyên đán, chúng ta vui chơi một hôm để chào Xuân. Việc đó cũng đúng thôi. Nên chúng ta mừng Xuân một cách vui vẻ”. Trong bao nhiêu việc phải lo, điều Bác luôn dặn các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể và cả cộng đồng dân cư là phải quan tâm đến người nghèo, người cô đơn, không nơi nương tựa... Đối với các nơi có cán bộ công nhân, nhất là các bạn chuyên gia nước ngoài phải làm việc trong những ngày Tết, Người không quên căn dặn "Cán bộ phải chú ý chăm lo sinh hoạt của anh em trong ngày Tết. Đối với các đồng chí công nhân, cán bộ bạn bè giúp ta mà các đồng chí ấy xa nhà trong dịp Tết Nguyên đán này, ta càng chú ý chăm sóc".

Tết đến, Bác thường đi thắp hương các Nghĩa trang Liệt sĩ, thăm các gia đình chính sách, các cụ bô lão, các cơ quan đơn vị có nhiều thành tích trong năm và cả những đơn vị còn khó khăn truyền thêm niềm tin để họ phấn đấu trong năm mới. Có năm Bác đến thăm một gia đình mà trong đêm giao thừa phải đi gánh nước thuê lấy tiền mua gạo.

Lần này, là cũng một lần như thế, khi đến chợ Đồng Xuân, chỗ nào Bác cũng quan sát rất kỹ, tìm hiểu thái độ, mối quan hệ giữa người mua với người bán và giá cả từng mặt hàng. Người mua sắm hàng Tết đông như nêm, vài ngươì sơ ý chạm vào Bác, họ quay lại lễ độ xin lỗi, Bác gật đầu đáp lại và cười độ lượng.

Bác của chúng ta là thế đó. Chính những nghĩa cử, cuộc sống thanh bạch và những chăm chút cho Nhân dân từ những việc tưởng như nhỏ ấy của Người đã làm nên điều vĩ đại của một nhân cách lớn. Cũng chính vì lẽ ấy, không chỉ Nhân dân ta một mực tôn kính Người, mà bạn bè trên thế giới cũng hết sức ngưỡng mộ.

Tết Quý Mão - 2023 đã đến gần, vậy là 54 năm Bác không còn đi chợ Tết, nhưng có lẽ chuyến đi chợ Tết 60 năm trước của Bác vẫn là bài học lớn cho tất cả chúng ta, nhất là khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người./.

Theo: tuyengiao.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin

Ngày đăng 22/04/2024
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin là một trong những yếu tố, cơ sở lý luận quan trọng, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới

Ngày đăng 10/04/2024
Trong những năm qua, việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thiết thực, với nhiều cách làm mới, sáng tạo, ngày càng đi vào thực chất, chiều sâu, từng bước trở thành nhiệm vụ, thường xuyên của mỗi tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên các cơ quan Trung ương. Qua đó, đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, có sức lan tỏa, đưa đến những thay đổi tích cực trong toàn Đảng bộ, đặc biệt là trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bộ Khối.

Xây dựng đội ngũ chính trị viên ở đơn vị cơ sở trong Quân đội có đức, có tài theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngày đăng 26/03/2024
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức và tài luôn là kim chỉ nam định hướng cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng. Chính trị viên là người chủ trì về chính trị ở đơn vị cơ sở, đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Bài viết tập trung phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, tài và sự vận dụng vào việc xây dựng đội ngũ chính trị viên ở đơn vị cơ sở trong Quân đội đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới.

Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay

Ngày đăng 20/03/2024
Trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động đã và đang tăng cường chống phá, xuyên tạc về nền tảng tư tưởng của Đảng, những thành quả của cách mạng Việt Nam, mỗi cán bộ, đảng viên cần hiểu và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trước các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị trong quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngày đăng 13/03/2024
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ cán bộ chính trị trong Quân đội hiện nay cần phải quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này. Đây là nội dung, biện pháp quan trọng, khâu đột phá căn bản để xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong Quân đội có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, phương pháp, tác phong công tác ngang tầm nhiệm vụ.