Hà Nội, Ngày 03/12/2023

Ngăn ngừa khi manh nha dấu hiệu vi phạm

Ngày đăng: 18/01/2023   15:58
Mặc định Cỡ chữ
Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc, quy luật phát triển của Đảng, việc làm cấp bách, có ý nghĩa sống còn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Để thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cần đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mọi cán bộ, đảng viên nhận thức được tự phê bình và phê bình là nhiệm vụ hết sức quan trọng để củng cố đoàn kết, thống nhất trong Đảng; phát huy tốt vai trò giám sát của báo chí và Nhân dân với việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; chủ động kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, ngăn ngừa, phát hiện, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm từ khi mới manh nha…
 

Chặng đường hơn 92 năm xây dựng và lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn coi tự phê bình và phê bình là phương thức quan trọng trong lãnh đạo, cầm quyền. Đến nay, Đảng đã phát hiện và thi hành kỷ luật hàng vạn cán bộ, đảng viên, trong số đó có nhiều người thuộc diện Trung ương quản lý. Điều đó cho thấy, Đảng đã dám nhìn nhận sự thật, đồng thời thể hiện quyết tâm làm trong sạch bộ máy, củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa; mang lại chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng Đảng.

Tuy nhiên, ở nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình còn yếu. Việc đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống chưa mạnh mẽ. Tự phê bình và phê bình ở không ít nơi còn hình thức; tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi; một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ được giao.

Trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy mạnh tự phê bình và phê bình đang trở thành yêu cầu cấp thiết để kịp thời ngăn chặn nạn tham ô, lãng phí; làm trong sạch Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng ngang tầm với yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội XIII của Đảng đã xác định: thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến chi bộ; cấp ủy cấp trên chủ động gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân ở những nơi có vấn đề phức tạp, có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Phát huy tốt vai trò giám sát của báo chí và Nhân dân

Để thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trước hết, cần đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mọi cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa của tự phê bình và phê bình đối với công tác xây dựng Đảng; cho đảng viên nhận thức được tự phê bình và phê bình là việc làm hết sức tự nhiên như việc phải đánh răng rửa mặt hàng ngày cho sạch sẽ. Làm cho đảng viên thấy rằng việc thật thà phê bình, thành khẩn phê bình đồng chí khác để cùng nhau tiến bộ là nhiệm vụ hết sức quan trọng để củng cố đoàn kết, thống nhất trong Đảng, nhất là những nội dung biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII) đã nêu ra. Nâng cao ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, ý thức “tự soi”, “tự sửa”… thực hiện tốt các quy định và phát huy tốt vai trò giám sát của báo chí và Nhân dân với việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Thực hiện chế độ sinh hoạt tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến chi bộ thường xuyên. Mục tiêu tối thượng của phê bình là chân thành để sửa chữa khuyết điểm, cùng nhau tiến bộ. Làm sao để mỗi đảng viên tự giác, thật thà phê bình, tự soi, tự sửa, tự điều chỉnh hành vi của mình; làm rõ những ưu điểm, kết quả cũng như những hạn chế, yếu kém trong quá trình lãnh đạo của tổ chức đảng. Sau phê bình phải có biện pháp cụ thể, sát thực để khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; kết hợp giữa “xây” với “chống”, nói đi đôi với làm; chú trọng gợi ý kiểm điểm đối với những tập thể, cá nhân có biểu hiện vi phạm. Các cấp ủy đảng cần đưa việc tự phê bình và phê bình gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào nội dung sinh hoạt hàng tháng.

Cơ sở để mỗi đảng viên tự soi, tự sửa mình

Các cấp ủy, tổ chức đảng cần có quy định, quy chế, chính sách cụ thể trong phát hiện, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, xuất sắc, đồng thời cần hoàn chỉnh các quy định về xử lý trách nhiệm đối với những tập thể, cá nhân, cán bộ, đảng viên có vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng. Việc đánh giá, xếp loại phải liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng nhiệm vụ cụ thể hoặc có sự so sánh giữa các vị trí tương đương sau đó công khai kết quả thường xuyên theo tinh thần Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 8/3/2018 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW, ngày 18/10/2019 của Ban Tổ chức Trung ương.

Phát huy vai trò trách nhiệm, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, trước hết là Bí thư cấp ủy các cấp. Người đứng đầu cấp ủy phải luôn tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống trong sáng, có trình độ, năng lực toàn diện, mẫu mực trong suy nghĩ và hành động; nâng cao trách nhiệm nêu gương của đảng viên, người đứng đầu.

Gắn việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện nghiêm túc các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII). Đặc biệt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị theo tinh thần Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII). Quán triệt và thực hiện nghiêm 19 điều đảng viên không được làm theo Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương. Đây là cơ sở để mỗi đảng viên tự soi, tự sửa mình chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, tạo chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt hơn góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Các cấp ủy coi trọng khâu nắm tình hình, giám sát hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành để chủ động kiểm điểm, tự phê bình và phê bình; ngăn ngừa, phát hiện, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm từ khi mới manh nha. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng theo Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, góp phần thực hiện hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra./.

Theo: daibieunhandan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Nhìn lại 40 năm đổi mới gắn với việc thực hiện nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng

Ngày đăng 24/11/2023
Hội thảo khoa học góp phần tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam; đồng thời đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, cung cấp những luận cứ thực tiễn trực tiếp phục vụ cho việc xây dựng các văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng.  

Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn thực hiện công tác lý luận chính trị năm 2024

Ngày đăng 15/11/2023
Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 121-HD/BTGTW ngày 06/11/2023 về thực hiện công tác lý luận chính trị năm 2024.

Xây dựng đội ngũ công chức trong quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả

Ngày đăng 23/10/2023
Quản trị quốc gia là một thuật ngữ mới được đưa vào văn kiện Đại hội XIII và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021- 2030 của Đảng, trong đó nhấn mạnh việc tiếp tục đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh, hiệu quả. Để thực hiện thành công việc đổi mới quản trị quốc gia đòi hỏi phải đổi mới về nhận thức, tư duy và hành động của toàn bộ hệ thống chính trị và hệ thống xã hội. Trong đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng là rất quan trọng để góp phần thực hiện được mục tiêu, yêu cầu và các nội dung trong quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả.

Phát huy truyền thống vẻ vang, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Ngày đăng 13/10/2023
Trong suốt tiến trình lịch sử cách mạng của dân tộc, ở bất cứ giai đoạn nào, công tác dân vận luôn là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII

Ngày đăng 27/09/2023
Chuyến đi nhằm cụ thể hóa, triển khai những thỏa thuận trong tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden tháng 9/2023, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Brazil và quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc, góp phần nâng cao vị thế, uy tín và hình ảnh Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, thu hút thêm các nguồn lực để phát triển đất nước, thiết thực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.