Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Bước ngoặt trong chính sách chống Covid-19 của Trung Quốc

Ngày đăng: 27/12/2022   16:25
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 26/12/2022, Trung Quốc đã đưa ra nhiều thay đổi lớn trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 tại quốc gia hơn tỷ dân này.
Đến cuối tháng 12/2022, Trung Quốc có nhiều điều chỉnh trong cách phòng, chống dịch Covid-19. (Nguồn: AP)

Cụ thể, Tân Hoa xã dẫn thông báo của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết, nước này đã đổi tên thuật ngữ tiếng Trung cho Covid-19, từ “viêm phổi do virus corona mới” thành “nhiễm virus corona chủng mới”.

Theo các bác sĩ Trung Quốc, điều này cho thấy, Bắc Kinh có sự công nhận chính thức về những thay đổi rõ ràng trong các triệu chứng nhiễm biến thể Omicron, vốn không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng như viêm phổi và ít gây chết người hơn.

Bên cạnh đó, từ ngày 08/01/2023, Trung Quốc sẽ hạ cấp quản lý bệnh từ Loại A xuống Loại B theo Luật Phòng ngừa và điều trị bệnh truyền nhiễm quốc gia, đồng thời loại bỏ các biện pháp kiểm dịch bệnh truyền nhiễm đối căn bệnh này. Hiện Covid-19 được phân loại là bệnh truyền nhiễm loại B, song vẫn tuân theo các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát với bệnh truyền nhiễm loại A ở Trung Quốc.

Tài liệu của Hội đồng Nhà nước ứng phó với Covid-19 công bố cùng ngày cho biết, giới chức trách sẽ bỏ biện pháp kiểm dịch với ca nhiễm mới, đồng thời ngừng xác định người tiếp xúc gần hoặc chỉ định khu vực rủi ro cao và rủi ro thấp.

Các ca nhiễm sẽ được điều trị phân loại và các chính sách chăm sóc y tế sẽ được điều chỉnh kịp thời. Trung Quốc cũng sẽ thay đổi chính sách xét nghiệm, tần suất và nội dung công bố thông tin dịch bệnh.

Ngoài ra, biện pháp kiểm soát dịch bệnh nhắm vào khách du lịch trong nước và hàng hóa nhập khẩu sẽ được dỡ bỏ.

Sau khi điều chỉnh, các nỗ lực phòng ngừa và kiểm soát Covid-19 của Trung Quốc sẽ tập trung vào bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các trường hợp nghiêm trọng, đồng thời triển khai biện pháp bảo vệ tối đa tính mạng, sức khỏe của người dân, hạn chế thấp nhất tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế - xã hội.

Trong phát biểu công khai đầu tiên về đại dịch sau khi nới lỏng biện pháp phòng dịch trên CCTV, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định: “Hiện tại, công tác phòng chống và kiểm soát Covid-19 ở Trung Quốc đang đối mặt với tình hình và nhiệm vụ mới...

Chúng ta nên khởi động chiến dịch y tế yêu nước theo cách có mục tiêu hơn... Củng cố tuyến phòng thủ cộng đồng để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, đồng thời bảo vệ hiệu quả tính mạng, sự an toàn và sức khỏe của người dân”./.

Theo: baoquocte.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày đăng 22/03/2024
Nhận diện và phòng ngừa tham nhũng (PNTN) là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu, đặc biệt trong một số lĩnh vực quan trọng liên quan tới các dịch vụ công cơ bản như y tế hay giáo dục, từ đó, giúp các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư.

Vận dụng các mô hình văn hóa trong quản lý giáo dục

Ngày đăng 11/03/2024
Hiện nay, hệ thống giáo dục cần được quản lý theo hướng mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở các lứa tuổi khác nhau và đáp ứng yêu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực bảo đảm phát triển bền vững. Đồng thời, trong xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi các tổ chức phải trở thành “tổ chức học tập”, “đơn vị học tập” và “xã hội học tập”. Do đó, quản lý không giản đơn là việc thực hiện các chức năng hành chính mà quản lý luôn bao gồm việc xây dựng văn hóa tổ chức theo các mô hình như “ba tầng cấp, bốn chiều cạnh văn hóa” và mô hình “các loại hình văn hóa”(1). Cách tiếp cận quản lý theo mô hình văn hóa không thay thế mà bổ sung làm phong phú và đa dạng cho các cách tiếp cận lý thuyết quản lý đối với các loại tổ chức trong xã hội ngày nay. 

Bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam

Ngày đăng 27/02/2024
Trong những năm gần đây, vấn đề để lộ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số ở Việt Nam rất đáng báo động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân, cũng như của xã hội. Bài viết nghiên cứu việc bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia trên thế giới, đây là những kinh nghiệm và gợi mở đối với Việt Nam để tiếp tục có giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số hiện nay. 

Mô hình thành phố thuộc tỉnh của một số quốc gia trên thế giới

Ngày đăng 05/02/2024
Trên thế giới, mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh hay tiểu bang khá đa dạng. Về cơ bản, các nước trên thế giới nghiêng theo cơ chế Hội đồng - Thị trưởng và cùng song hành hoạt động trong mục tiêu quản trị địa phương. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào quy định của pháp luật chung của một quốc gia hay hệ thống pháp luật riêng của tiểu bang hoặc tỉnh có năng lực tự quản cao mà mô hình thành phố thuộc tỉnh ở mỗi quốc gia lại có những hình thức khác nhau. Bài viết này tổng hợp một số mô hình chính quyền thành phố thuộc tỉnh ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đức, đồng thời đưa ra một số gợi mở đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Châu Á chạy đua tìm kiếm nhân tài nước ngoài

Ngày đăng 30/01/2024
Các nước châu Á đang tăng tốc trong cuộc chạy đua tìm kiếm nhân tài nước ngoài với hàng loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn được đưa ra, như thu nhập cao, mức thuế hấp dẫn, thủ tục nhập cư đơn giản.

Tiêu điểm

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.