Hà Nội, Ngày 28/03/2024

Những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm của tỉnh Bắc Kạn trong triển khai thực hiện Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg

Ngày đăng: 11/01/2023   13:36
Mặc định Cỡ chữ
Thực hiện Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg ngày 27/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ “về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ”, tỉnh Bắc Kạn đã bố trí được 11 cán bộ, công chức luân chuyên, tăng cường; 182 trí thức trẻ tình nguyện về công tác tại các xã thuộc huyện nghèo Ba Bể, Pác Nặm và Ngân Sơn, qua đó bổ sung nguồn nhân lực để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các xã nghèo, góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực tham mưu của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, cũng như công tác lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền cơ sở.
Các đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã của tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng tham gia Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước do Bộ Nội vụ tổ chức tháng 11/2011 tại tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Trần Kiên

Triển khai, thực hiện Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg ngày 27/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh những thuận lợi, tỉnh Bắc Kạn cũng gặp một số khó khăn và rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

Về thuận lợi

Được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, có những chính sách hỗ trợ đặc thù, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa. 

Việc luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt và khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã nghèo đã góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực tham mưu của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, cũng như công tác lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền cơ sở.

Đội ngũ cán bộ, trí thức trẻ được luân chuyển, tăng cường, thu hút về công tác tại các xã nghèo đã giúp địa phương trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với dịch vụ và thị trường; hướng dẫn nhân dân phát triển kinh tế, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, trồng rừng, áp dụng tiếp bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi tập quán canh tác cũ, nâng cao năng suất, sản lượng lương thực, qua đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương. 

Về khó khăn

Qua triển khai, thực hiện Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cho thấy vẫn còn một số cán bộ luân chuyển, tăng cường chưa phát huy vai trò, chưa tạo được dấu ấn rõ nét tại địa phương nơi được luân chuyển, tăng cường. Nguyên nhân do một số cán bộ, công chức có tâm lý “đi nghĩa vụ”, nên chưa thật sự tâm huyết, đổi mới phương pháp làm việc, chưa mạnh dạn đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Mặt khác, có cán bộ, công chức luân chuyển, tăng cường đang được đào tạo chuyên sâu một lĩnh vực nhưng sau khi được luân chuyển, tăng cường lại tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo nhiều lĩnh vực nên đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác. 

Công tác sắp xếp, bố trí việc làm cho đội ngũ cán bộ, công chức, trí thức trẻ sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại các xã nghèo còn gặp nhiều khó khăn. Một số cán bộ chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, vị trí việc làm trong bộ máy hành chính.

Lễ hội Lồng tồng tại Ba Bể

Bài học kinh nghiệm 

Một là, cần làm tốt công tác tổ chức quán triệt, công tác tư tưởng nhằm tạo sự thống nhất trong các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cơ quan trực tiếp làm công tác tổ chức cán bộ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác luân chuyển, tăng cường. 

Hai là, phát huy vai trò của người dân và căn cứ vào thực tiễn ở mỗi địa phương trong triển khai thực hiện để đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động công vụ. Làm tốt công tác động viên, khuyến khích tính tự giác của cán bộ, công chức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc chấp hành quyết định của tổ chức. 

Ba là, xây dựng kế hoạch quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý với lộ trình và bước đi cụ thể, vừa bảo đảm tính ổn định và phát triển, vừa đảm bảo yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Xác định quy hoạch cán bộ là nền tảng để làm căn cứ cho luân chuyển cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức một cách hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực, sở trường của mỗi cán bộ, công chức. 

Bốn là, có chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, công chức thuộc diện luân chuyển, tăng cường; tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho cán bộ, công chức đến nhận công tác ở đơn vị mới thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời, xứng đáng đối với những cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ… Mặt khác, phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức không chấp hành quyết định của tổ chức, những cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ được giao./.

Trí Dũng

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ban hành Thông tư quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính

Ngày đăng 27/03/2024
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 202/TTg-NN ngày 26/3/2024 về việc triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15. Theo đó, giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành theo thẩm quyền Thông tư quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính và hướng dẫn việc giải quyết trường hợp chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính.

Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 là đòn bẩy hết sức hiệu quả để Thành phố Hồ Chí Minh tận dụng cơ hội phát triển nhanh và bền vững

Ngày đăng 25/03/2024
Trình bày tham luận tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức sáng 25/3/2024 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Thanh Nhân cho biết, trong năm 2023, HĐND Thành phố đã thông qua 25 nghị quyết triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội, là đòn bẩy hết sức hiệu quả để Thành phố Hồ Chí Minh tận dụng cơ hội phát triển nhanh và bền vững.

Đấu tranh với âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo hình thành “Nhà nước Khmer Krôm” ở Tây Nam Bộ

Ngày đăng 21/03/2024
Những năm gần đây, một số thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nam Bộ để tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc nhằm mục đích chống phá Nhà nước Việt Nam, đòi thành lập “Nhà nước Khmer Krôm”. Bài viết góp phần nhận diện và đấu tranh với âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để hình thành “Nhà nước Khmer Krôm” ở Tây Nam Bộ. 

Đến năm 2030, toàn tỉnh Lạng Sơn có 17 đô thị các loại

Ngày đăng 19/03/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 19/3/2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tạm dừng bầu, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại 5 huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng

Ngày đăng 19/03/2024
Tỉnh uỷ Lâm Đồng vừa có văn bản yêu cầu 5 huyện, thành phố tạm dừng việc bầu, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động các chức danh lãnh đạo, quản lý, trừ trường hợp khuyết người đứng đầu mà không bố trí được người phụ trách.

Tiêu điểm

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.