Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đô thị toàn quốc

Ngày đăng: 30/11/2022   11:55
Mặc định Cỡ chữ
Sáng ngày 30/11/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đô thị toàn quốc phổ biến Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về "Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đô thị toàn quốc

Đồng chủ trì Hội nghị có đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Cùng dự Hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ có các đồng chí: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, thành phố Hà Nội, các tổ chức, chuyên gia, đối tác quốc tế.

Tại điểm cầu trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, lãnh đạo các đô thị.

Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/01/2022 về "Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã xác định 5 nhóm quan điểm và 6 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu. Ngay sau khi Nghị quyết số 06-NQ/TW được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết.

Ngày 18/5/2022, Trung ương đã tổ chức Hội nghị toàn quốc để quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW do đồng chí Thường trực Ban Bí thư chủ trì, tạo khí thế và động lực trong toàn hệ thống chính trị, quyết tâm triển khai đồng bộ và hiệu quả Nghị quyết.

Tiếp nối thành công đó, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan đã tổ chức nhiều diễn đàn và hội thảo Phát triển bền vững đô thị Việt Nam.

Hội nghị đô thị toàn quốc năm 2022 được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến tích cực trong công tác nâng cao lượng và chất của quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị trong 10 năm tới, định hướng đến 2045, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng tài nguyên, phát huy nguồn lực đổi mới sáng tạo của đô thị bên cạnh những nguồn lực truyền thống, phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của đô thị trong bối cảnh phát triển quốc gia, khu vực và thế giới.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đang triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết chuyên đề của Trung ương về các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương phải tổ chức thực hiện hiệu quả, thực chất để đưa Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị thực sự đi vào cuộc sống, giải quyết những vấn đề điểm nghẽn để quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần vì mục tiêu xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Đây là Hội nghị quan trọng, mang nhiều ý nghĩa, nhằm tiếp tục quán triệt sâu rộng những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm và tinh thần quan trọng của Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị và phổ biến Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW, xác định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện; chào mừng, hưởng ứng Ngày 08/11 là Ngày Đô thị Việt Nam và cũng là Ngày Đô thị hóa thế giới bằng những hành động cụ thể, thiết thực, nâng cao nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tiềm năng, thách thức của đô thị trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Thủ tướng yêu cầu các đại biểu phát biểu ngắn gọn, đi thẳng vào nội dung chính, quán triệt sâu sắc để tìm ra giải pháp thực hiện tốt Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ, nhất là trong bối cảnh đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển đô thị gắn với phát triển kinh tế. Trong tổ chức thực hiện, vấn đề quan trọng là cần phối hợp chặt chẽ, xây dựng chương trình, kế hoạch cho từng cấp, từng ngành. Thủ tướng nêu rõ, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển đô thị là một động lực phát triển; điều này đặt ra vấn đề quy hoạch tốt, xây dựng tốt, quản lý tốt đô thị, phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững, bao trùm./.

Theo: baochinhphu.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, ngay sau Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 - 06/01/2026).

Rà soát các quy định của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) để tránh chồng chéo, trùng lắp với quy định của Luật Di sản văn hóa

Ngày đăng 27/03/2024
Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, chiều ngày 26/3/2024, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng và Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng dự Hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Ngày đăng 25/03/2024
Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin - cho".

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân

Ngày đăng 25/03/2024
Sáng 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.  

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Ngày đăng 23/03/2024
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 theo đúng quy định, không để tiếp tục chậm trễ; việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn phải bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với khả năng thực hiện, giải ngân và đúng các quy định pháp luật về đầu tư công. 

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.