Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Truyền thông chính sách không chỉ là việc của các cơ quan báo chí

Ngày đăng: 29/11/2022   08:26
Mặc định Cỡ chữ
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác truyền thông chính sách được tổ chức ngày 24/11/2022, hầu hết các ý kiến phát biểu đều đồng tình rằng: Truyền thông chính sách không chỉ là việc của cơ quan báo chí mà trước hết thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc hệ thống nhà nước, là nơi xây dựng và thực thi chính sách. Đây là nhận thức phù hợp với xu hướng chung của quốc tế, cần phải được lan tỏa để tạo ra thay đổi tích cực.
Ảnh minh họa

Trong những năm qua, mặc dù Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và dành nguồn lực cho công tác truyền thông chính sách, nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng với mong muốn và yêu cầu đề ra. Không ít chính sách vẫn xa rời cuộc sống, rồi nhiều chính sách rất hay, rất đúng nhưng khi đưa vào thực tiễn thì lại chậm và hiệu quả không cao. Cùng với đó, sự hiểu biết và tuân thủ luật pháp của một bộ phận xã hội còn hạn chế.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó, một nguyên nhân rất quan trọng là nhận thức của không ít lãnh đạo cơ quan, bộ, ngành, địa phương về truyền thông chính sách còn chưa đúng với tầm mức. Có một cách nghĩ khá phổ biến rằng, truyền thông trong đó có truyền thông chính sách là việc của các cơ quan báo chí.

Các bộ, ngành, địa phương lẽ ra phải chủ động truyền thông cung cấp thông tin, thì lại có trạng thái bị động, e dè, né tránh báo chí, thậm chí có nơi, có lúc còn đóng cửa với báo chí. Thế nhưng sự e dè, né tránh báo chí đó không những không giúp cho các cơ quan công quyền có khoảng không gian an toàn để thực thi công vụ, mà ngược lại chỉ làm hiệu quả của thực thi công vụ bị giảm sút.

Trong nhiều vấn đề, sự việc, khi người dân không đủ thông tin, chưa biết, chưa nắm vững chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước thì dẫn tới sự đồng thuận không cao, không tự giác thực thi chính sách. Đồng thời, sự thiếu thông tin cũng dễ dẫn tới những khủng hoảng về truyền thông, ảnh hưởng tới niềm tin của xã hội về chính sách, pháp luật.

Do đó, hai vấn đề đã được làm rõ trong hội nghị là: Thứ nhất, truyền thông chính sách là một nhiệm vụ rất quan trọng, phải được thực hiện tốt, như thế mới bảo đảm chính sách xuất phát từ cuộc sống, và sau khi được ban hành thì sẽ đi vào cuộc sống đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, cơ quan công quyền và báo chí cách mạng phải là những người bạn đồng hành trong nhiệm vụ truyền thông chính sách tới mọi người dân trong xã hội. Trong đó, trách nhiệm trước hết là của các cơ quan công quyền trong việc đề ra chủ trương, cung cấp thông tin, tổ chức lực lượng, phương tiện, bố trí kinh phí để truyền thông chính sách.

Còn báo chí chỉ là một trong những kênh để truyền thông, làm cầu nối giữa cơ quan ban hành chính sách và người dân. Bởi truyền thông chính sách là sự tương tác và trao đổi giữa người dân và chính quyền, nên báo chí phải là cầu nối tin cậy để nguyện vọng của Nhân dân được đăng tải, được lắng nghe, chính quyền hiểu người dân, người dân chia sẻ với chính quyền; từ đó chính sách sẽ giải quyết đúng, trúng những vấn đề của cuộc sống.

Hiện nay, kinh tế báo chí và đầu tư cho báo chí đều đang gặp khó khăn. Sức ép tự chủ về tài chính khiến không ít cơ quan báo chí khó tránh khỏi những hiện tượng thương mại hóa và những biểu hiện tiêu cực.

Do đó, một câu hỏi được đặt ra là: Nếu báo chí cách mạng mà hoàn toàn sống nhờ thị trường thì có còn giữ vững được phẩm chất cách mạng hay không? Báo chí lúc đó có còn quan tâm đến các nhiệm vụ truyền thông chính sách không, hay chỉ chủ yếu quan tâm đáp ứng nhu cầu thông tin của thị trường, trong đó có những nhu cầu nhảm nhí, có hại?

Vì thế, cùng với việc quy hoạch, sắp xếp lại các cơ quan báo chí, Nhà nước cần lựa chọn đầu tư cho một số cơ quan báo chí cả về cơ sở vật chất, trang bị, quan tâm tới nguồn lực con người, tạo các gói truyền thông chính sách theo cách thức đặt hàng. Điều này là rất thực tế, rất cần thiết đối với cả cơ quan công quyền và cơ quan báo chí. Từ đó làm cho báo chí cách mạng mạnh lên, trở thành lực lượng tin cậy để truyền thông chính sách đạt hiệu quả cao./.

Theo: qdnd.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Ngày đăng 27/03/2024
Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.

Bài học Vĩnh Phúc, Lâm Đồng và lời nhắc nhở với người đứng đầu

Ngày đăng 21/03/2024
Với những nhắc nhở của Đảng qua vụ việc ở Vĩnh Phúc và Lâm Đồng, các lãnh đạo mới nhận nhiệm vụ đã khẳng định sẽ gương mẫu, đoàn kết, không để xảy ra vi phạm tương tự, làm tổn hại uy tín của Đảng.  

Lựa chọn cán bộ xứng tầm vào các vị trí lãnh đạo

Ngày đăng 13/03/2024
Bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây nhận được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên cả nước.

Để tăng lương thực sự ý nghĩa!

Ngày đăng 11/03/2024
Tăng lương tối thiểu vùng, cải cách tiền lương là rất cần thiết trong bối cảnh nhiều công chức, viên chức xin ra khỏi ngành vì mức lương quá thấp. Tuy nhiên, việc tăng lương chỉ thực sự có ý nghĩa khi lạm phát được kiểm soát và luôn sẵn sàng các phương án can thiệp, bình ổn thị trường phù hợp...

Bổ sung nhân lực theo Nghị quyết 98/2023/QH15: Gỡ áp lực, nâng chất lượng phục vụ nhân dân

Ngày đăng 07/03/2024
Được bổ sung nhân lực lãnh đạo từ Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Nghị quyết 98), nhiều phường, xã, thị trấn đông dân ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) cơ bản đã gỡ được áp lực, nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân. Trong khi đó, một số địa phương dù rất nóng lòng bổ sung nhưng vẫn chưa thực hiện được.

Tiêu điểm

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.