Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với tỷ lệ tán thành rất cao

Ngày đăng: 10/11/2022   09:56
Mặc định Cỡ chữ
Sáng nay 10/11/2022, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tư, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, với 443/455 đại biểu Quốc hội có mặt, biểu quyết tán thành, chiếm 97,36%.
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. 

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được Quốc hội khóa XV thông qua gồm 06 chương, 91 điều, giảm 01 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội đầu Kỳ họp thứ Tư vừa qua.

Luật này quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Chính phủ là cơ quan trình, Bộ Nội vụ là cơ quan chủ trì soạn thảo, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội là cơ quan thẩm tra. Dự thảo Luật đã được các đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội thảo luận và cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Ba và đầu Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XV. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội và các cơ quan liên quan, Bộ Nội vụ và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã nghiêm túc nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng, bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình Quốc hội khóa XV xem xét thông qua vào sáng nay 10/11/2022 tại Kỳ họp thứ Tư.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023./.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, trong 5 dự án Luật được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ Tư, dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là luật mới, lần đầu được xem xét thông qua, là dấu ấn của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV trong việc kịp thời thể chế hóa đường lối Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng và định hướng chương trình xây dựng pháp luật cả nhiệm kỳ khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được tiến hành dân chủ, thận trọng và khẩn trương. Các đại biểu Quốc hội đã đưa ra nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ, toàn diện để xây dựng, hoàn thiện dự án Luật./.

Nhật Nam

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, ngay sau Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 - 06/01/2026).

Rà soát các quy định của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) để tránh chồng chéo, trùng lắp với quy định của Luật Di sản văn hóa

Ngày đăng 27/03/2024
Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, chiều ngày 26/3/2024, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng và Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng dự Hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Ngày đăng 25/03/2024
Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin - cho".

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân

Ngày đăng 25/03/2024
Sáng 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.  

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

Ngày đăng 23/03/2024
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 theo đúng quy định, không để tiếp tục chậm trễ; việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn phải bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với khả năng thực hiện, giải ngân và đúng các quy định pháp luật về đầu tư công. 

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.