Hà Nội, Ngày 19/04/2024

Chỉnh lý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo hướng chỉ quy định về thành lập Ban Thanh tra nhân dân tại doanh nghiệp nhà nước

Ngày đăng: 08/11/2022   22:38
Mặc định Cỡ chữ
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (Văn bản số 7504/VPCP-PL ngày 07/11/2022). Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cơ bản đồng ý với đề xuất của Bộ Nội vụ về dự thảo ý kiến của Chính phủ đối với việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật tại Công văn số 5546/BNV-CQĐP ngày 06/11/2022 của Bộ Nội vụ về tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa ủy quyền của Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Pháp luật tại Văn bản số 1265/UBPL15 ngày 04/11/2022.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên thảo luận tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, ngày 22/10/2022.

Tại Công văn số 5546/BNV-CQĐP ngày 06/11/2022 của Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ về quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XV. Theo đó, trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường (ngày 22/10/2022) và ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội tại Phiếu lấy ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo hướng:

Đối với doanh nghiệp nhà nước: Dự thảo Luật quy định cụ thể các nội dung về công khai thông tin, người lao động bàn và quyết định, người lao động tham gia ý kiến, người lao động kiểm tra giám sát.

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động khu vực ngoài Nhà nước: Dự thảo Luật quy định việc thực hiện dân chủ tại các tổ chức này thực hiện theo quy định tại Chương I dự thảo Luật (quy định chung) và viện dẫn áp dụng pháp luật lao động, pháp luật khác có liên quan. Tùy theo đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế của tổ chức, được quyền lựa chọn áp dụng các quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật này tại doanh nghiệp, tổ chức mình và thông báo đến tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp cũng như công khai nội dung áp dụng để người lao động được biết.

Chỉ quy định về thành lập Ban Thanh tra nhân dân tại doanh nghiệp nhà nước (như dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội và Luật Thanh tra năm 2010); không quy định về thành lập Ban Thanh tra nhân dân tại các doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động khu vực ngoài Nhà nước; đồng thời giữ nguyên tên gọi Ban Thanh tra nhân dân tại dự thảo Luật.

Rà soát, chỉnh lý nội dung và kỹ thuật lập pháp để bảo đảm tính chính xác, thống nhất của dự thảo Luật. Sau chỉnh lý, dự thảo Luật có 06 chương, 91 điều, giảm 01 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tư.

Công văn số 5546/BNV-CQĐP ngày 06/11/2022 của Bộ Nội vụ cũng nêu rõ, ngày 01/11/2022, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã chủ trì cuộc họp với đại diện lãnh đạo các cơ quan gồm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp. Tại cuộc họp, đại diện tất cả các cơ quan tham dự cuộc họp đều thống nhất việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo ý kiến đại biểu Quốc hội vừa thể chế hoá đầy đủ quan điểm của Đảng về thực hiện dân chủ ở cơ sở, vừa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. 

Trên cơ sở rà soát dự thảo Luật và ý kiến của các cơ quan tại cuộc họp ngày 01/11/2022, Bộ Nội vụ đã dự thảo ý kiến của Chính phủ theo hướng thống nhất với dự thảo Luật và các tài liệu kèm theo Văn bản số 1265/UBPL15 ngày 04/11/2022 của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Trước đó, chiều ngày 22/10/2022, tại Kỳ họp thứ Tư, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe: Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về dự án Luật Thực hiện dân chủ cơ sở; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, các ý kiến phát biểu cơ bản tán thành nhiều nội dung lớn, góp ý điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra nghiêm túc nghiên cứu, rà soát thêm một cách kỹ lưỡng những ý kiến, vấn đề các đại biểu còn băn khoăn để tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình Quốc hội khóa XV xem xét thông qua tại cuối Kỳ họp thứ Tư./.

Trần Kiên

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở góp phần thể chế hóa quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa

Ngày đăng 05/02/2024
Theo TS Nguyễn Đình Quyền, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn năm 2045, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện Luật này trên thực tế sẽ góp phần quan trọng thể chế hóa các quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Hà Nội: Phát huy tối đa quyền làm chủ của người dân

Ngày đăng 05/01/2024
Ngày 05/01/2024, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban công tác năm 2023; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị.  

Bắc Giang: Biên soạn, phát hành 2 nghìn cuốn sổ tay về xây dựng chính quyền thân thiện

Ngày đăng 04/01/2024
Ban Chỉ đạo tỉnh Bắc Giang về thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở vừa biên soạn, phát hành 2 nghìn cuốn sổ tay “Chính quyền thân thiện xã, phường, thị trấn”.

Gắn phát huy dân chủ với cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Ngày đăng 28/11/2023
Sáng ngày 28/11/2023, tại Trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và văn bản liên quan. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.

Đẩy mạnh công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Ngày đăng 21/11/2023
Văn phòng Chính phủ luôn bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thể chế hóa các quan điểm, chủ trương mới của Đảng về công tác dân vận và thực hiện dân chủ ở cơ sở thành các văn bản, quy định cụ thể để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong Văn phòng Chính phủ thực hiện. Qua đó đã góp phần tạo sự đồng thuận, thống nhất và phát huy sức mạnh đoàn kết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tại Văn phòng Chính phủ để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.