Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cải cách thể chế cần lấy người dân làm trung tâm, chủ thể

Ngày đăng: 05/11/2022   23:16
Mặc định Cỡ chữ
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cải cách thể chế là một trong ba đột phá chiến lược và phải phục vụ lợi ích của người dân, lấy người dân làm trung tâm, chủ thể.
Thủ tướng Phạm Minh Chính giải trình, làm rõ một số nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội trong phiên họp chiều 05/11.

Chiều 05/11/2022, trả lời chất vấn của đại biểu Ma Thị Thúy (Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang) về những quan điểm chính và trụ cột trong cải cách thể chế, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, cải cách thể chế cần bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn và tôn trọng thực tiễn khách quan.

Bên cạnh đó, cải cách thể chế phải phục vụ lợi ích của người dân, lấy người dân làm trung tâm, chủ thể.

Thủ tướng cho biết, các trụ cột trong cải cách thể chế là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

“Xuyên suốt của 3 nội dung này là lấy con người làm trung tâm, làm chủ thể, là mục tiêu, động lực, nguồn lực cho sự phát triển” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, mỗi tháng, Chính phủ đều tổ chức phiên họp chuyên đề bàn về cải cách thể chế và xây dựng pháp luật. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã xem xét gần 70 luật và đang trình Quốc hội hơn 10 dự án luật.

Tầm quan trọng của thể chế cũng được người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh khi trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Đoàn ĐBQH TP Cần Thơ) về giải pháp để đạt được mục tiêu tỷ trọng đóng góp của kinh tế số trong GDP khoảng 30% vào năm 2030.

Theo Thủ tướng, chuyển đổi số hiện nay là một xu thế, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng đề cập đến việc xây dựng nền kinh tế số, Chính phủ số, xã hội số. Ba trụ cột này hiện đóng góp khoảng 10% trong GDP của Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề thể chế cho phát triển kinh tế số, Thủ tướng cho rằng cần tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng thể chế sao cho phù hợp, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả, vừa bảo đảm phát triển lành mạnh, đúng hướng, nhanh, bền vững, vừa phải kiểm soát được những phát triển không đúng hướng, không lành mạnh.

Tái khẳng định con người vẫn là trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực và mục tiêu cho sự phát triển, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để phát triển kinh tế số, phải có giải pháp liên quan đến tăng cường nguồn nhân lực, bảo đảm không để ai bị bỏ lại phía sau vì thiếu hạ tầng cho phát triển chuyển đổi số.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng lưu ý vấn đề nguồn lực đầu tư cho hạ tầng số, bên cạnh nguồn lực chính từ Nhà nước cũng cần huy động nguồn lực ngoài Nhà nước thông qua hợp tác công tư, xã hội hóa, vay vốn của nước ngoài, làm sao cho phù hợp để phát triển với tốc độ nhanh.

Cùng với đó, cần đẩy mạnh tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ liên quan đến chuyển đổi số, đồng thời cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Theo Thủ tướng, tất cả các cấp, các ngành, các địa phương đều phải vào cuộc, tạo thành sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy phát triển nền kinh tế số của đất nước./.

Theo: nhandan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ngày đăng 24/04/2024
Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế đến năm 2026

Ngày đăng 24/04/2024
Sáng 24/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (phiên họp thứ 3). Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế chủ trì Hội nghị. 

Sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực

Ngày đăng 23/04/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn 2 chuyên đề trình Quốc hội lựa chọn 1 chuyên đề giám sát tối cao và 1 chuyên đề giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát trong năm 2025, gồm: việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Triển lãm trực tuyến "Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”

Ngày đăng 22/04/2024
Triển lãm trực tuyến "Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” sẽ được công bố từ 9h30 ngày 26/4/2024 tại địa chỉ: archives.org.vn; facebook.com/luutruquocgia1; dienbien.gov.vn; snv.dienbien.gov.vn nhằm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh từ các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Trung tâm Lưu trữ lịch sử và Bảo tàng tỉnh Điện Biên, Viện Nghiên cứu Hán - Nôm, Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp và một số cơ quan, đơn vị tỉnh Điện Biên phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố. 

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin

Ngày đăng 22/04/2024
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin là một trong những yếu tố, cơ sở lý luận quan trọng, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.