Hà Nội, Ngày 26/04/2024

Hiệu quả của công tác truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại các cơ sở giáo dục

Ngày đăng: 01/11/2022   07:25
Mặc định Cỡ chữ
Nhằm xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá, thời gian qua, các cơ sở giáo dục trên cả nước đã triển khai nhiều hình thức truyền thông, giáo dục nhằm từng bước tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của đội ngũ viên chức, giáo viên, người lao động, học sinh, sinh viên về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe bản thân và cộng đồng, qua đó dần từ bỏ thói quen hút thuốc lá và thực hiện nghiêm quy định “cấm hút thuốc lá trong cơ sở giáo dục”.
Ảnh minh họa: Báo Kiên Giang

Triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012, Luật Giáo dục năm 2019 và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước đã chủ động lồng ghép nội dung truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo chính khóa và ngoại khóa; thường xuyên tuyền truyền, vận động viên chức, giáo viên, người lao động trong nhà trường "nêu gương" không hút thuốc lá, đặc biệt là trong khuôn viên trường học và nơi công cộng.

Các cơ sở giáo dục cũng đã phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương tổ chức nhiều hoạt động, hình thức truyền thông về tác hại của việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá và hút thuốc lá thụ động, cũng như các biện pháp phòng ngừa như: tập huấn, mít tinh, treo băng rôn, khẩu hiệu; tổ chức thi tìm hiểu, nâng cao nhận thức pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; thông qua các hoạt động sinh hoạt lớp, các buổi tọa đàm, các chương trình phát thanh học đường, website, zalo, fanpage của nhà trường, của Đoàn thanh niên…

Đến nay, công tác truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại các cơ sở giáo dục đã trở thành hoạt động nền nếp, thường xuyên, được đông đảo viên chức, giáo viên, người lao động, học sinh, sinh viên tích cực hưởng ứng và tham gia; nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước đã xây dựng thành công mô hình “trường học không khói thuốc lá”; đa số viên chức, giáo viên, người lao động, học sinh, sinh viên đã tự giác chấp hành quy định “cấm hút thuốc lá trong cơ sở giáo dục”, qua đó giảm dần và từ bỏ thói quen, nhu cầu hút thuốc lá, góp phần tạo bầu không khí trong lành, xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong các cơ sở giáo dục và hạn chế được các nguy cơ cháy nổ, giảm chi phí vệ sinh môi trường. Đồng thời, tích cực vận động người thân trong gia đình không hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng./.

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 quy định: Cơ sở giáo dục là một trong những địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn (Điều 11). Nghiêm cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá; sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá; bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá (Điều 9).

Luật Giáo dục năm 2019 quy định: hút thuốc là một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục (Điều 22).

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP “quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá (Điều 26).

Duy Thái

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá và trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan, địa phương

Ngày đăng 05/12/2023
Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá và Nghị định số 106/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP đã quy định rõ các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá và trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan, địa phương về kinh doanh thuốc lá.

Trách nhiệm của một số bộ, ngành, địa phương trong triển khai Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030

Ngày đăng 30/11/2023
Tại Quyết đinh số 568/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 (Chiến lược), Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho một số bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Chiến lược.

Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030

Ngày đăng 03/11/2023
Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong cộng đồng là mục tiêu quan trọng trong việc giảm các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, giảm tỷ lệ tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra, thực hiện các cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá và cam kết về phát triển bền vững đến năm 2030; bảo đảm quyền được sống, làm việc và học tập trong môi trường không khói thuốc lá của người dân. Ngày 24/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 568/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 (Chiến lược). 

Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc sử dụng của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá

Ngày đăng 26/10/2023
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 quy định rõ: Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (Quỹ) là quỹ quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính. Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ. Định kỳ 02 năm một lần, Chính phủ báo cáo Quốc hội về kết quả hoạt động và việc quản lý sử dụng Quỹ.

Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử

Ngày đăng 29/05/2023
Thế hệ trẻ cần chủ động, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền nhằm chỉ rõ sự thật về những chiến thuật quảng cáo thuốc lá gây nhầm lẫn cho người sử dụng, để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.