Hà Nội, Ngày 18/04/2024

Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định, Lai Châu tổ chức góp ý dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Ngày đăng: 21/09/2022   08:22
Mặc định Cỡ chữ
Vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nam Định và tỉnh Lai Châu đã tổ chức các Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Báo Nam Định

Tại tỉnh Nam Định: Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, các đại biểu cơ bản thống nhất với kết cấu, bố cục, nội dung của dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Một số đại biểu đề nghị tại Điều 12 của dự thảo Luật quy định về các hình thức công khai nên quy định tổ chức công khai bắt buộc một hình thức bằng văn bản đến các đoàn thể chính trị để làm cơ sở cho việc giám sát cùng với một số hình thức công khai khác. Điều 17 cần quy định cụ thể trường hợp nào họp toàn thể cử tri và trường hợp nào họp cử tri đại diện hộ gia đình đối với các nội dung được quy định tại Điều 15 của dự thảo Luật. Điều 38 quy định "Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước...", quy định này chưa đầy đủ vì không có nhiệm vụ giám sát thực hiện "chủ trương, đường lối của Đảng", vì vậy nên sửa lại là "Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...".

Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng trong dự thảo Luật cần bổ sung các quy định xác định rõ vai trò trách nhiệm của Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức, bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Quy định rõ trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ cho Ban Thanh tra nhân dân.

Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, ngày 16/9/2022. Ảnh: Báo Lai Châu.

Tại tỉnh Lai Châu: các đại biểu tập trung thảo luận đưa ra nhiều ý kiến về: phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở như chỉ thực hiện Luật tại các doanh nghiệp nhà nước; thống nhất, làm rõ các khái niệm công dân, người dân, bổ sung đối tượng người lao động thực hiện dân chủ cơ sở tại cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, hình thức công khai thông tin; các nguyên tắc trong thực hiện dân chủ tại cơ sở.../.

Hoàng Hà

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở góp phần thể chế hóa quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa

Ngày đăng 05/02/2024
Theo TS Nguyễn Đình Quyền, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn năm 2045, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện Luật này trên thực tế sẽ góp phần quan trọng thể chế hóa các quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Hà Nội: Phát huy tối đa quyền làm chủ của người dân

Ngày đăng 05/01/2024
Ngày 05/01/2024, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban công tác năm 2023; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị.  

Bắc Giang: Biên soạn, phát hành 2 nghìn cuốn sổ tay về xây dựng chính quyền thân thiện

Ngày đăng 04/01/2024
Ban Chỉ đạo tỉnh Bắc Giang về thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở vừa biên soạn, phát hành 2 nghìn cuốn sổ tay “Chính quyền thân thiện xã, phường, thị trấn”.

Gắn phát huy dân chủ với cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Ngày đăng 28/11/2023
Sáng ngày 28/11/2023, tại Trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và văn bản liên quan. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.

Đẩy mạnh công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Ngày đăng 21/11/2023
Văn phòng Chính phủ luôn bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thể chế hóa các quan điểm, chủ trương mới của Đảng về công tác dân vận và thực hiện dân chủ ở cơ sở thành các văn bản, quy định cụ thể để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong Văn phòng Chính phủ thực hiện. Qua đó đã góp phần tạo sự đồng thuận, thống nhất và phát huy sức mạnh đoàn kết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tại Văn phòng Chính phủ để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.