Hà Nội, Ngày 24/09/2023

Cà Mau: Tạo lập hành vi, thói quen số

Ngày đăng: 20/09/2022   16:15
Mặc định Cỡ chữ
Với mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình, gắn với cuộc sống của người dân; tạo lập hành vi, thói quen số cho người dân trên môi trường số, qua đó, trở thành tác nhân thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ hơn, các tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCÐ) trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã từng bước được thiết lập và đi vào hoạt động.

Thành viên Tổ CNSCÐ thuộc thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, hướng dẫn người dân địa phương các thao tác số trên điện thoại thông minh.

Với mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình, gắn với cuộc sống của người dân; tạo lập hành vi, thói quen số cho người dân trên môi trường số, qua đó, trở thành tác nhân thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ hơn, các tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCÐ) trên địa bàn tỉnh đã từng bước được thiết lập và đi vào hoạt động.

Ông Nguyễn Văn Ðen, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, phấn khởi: “Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, từ khi quyết định thí điểm tổ CNSCÐ đến nay, các địa phương đã ráo riết chuẩn bị tích cực từ nhân lực, vật lực, tập huấn các nội dung về chuyển đổi số cho các thành viên. Với sự nỗ lực, quyết tâm, đến nay, 83/93 tổ đã ra mắt ở các địa phương được thí điểm, hứa hẹn sẽ đem lại những kết quả thiết thực trong quá trình triển khai sắp tới”.

Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg, ngày 26/4/2022, của Thủ tướng Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh thí điểm triển khai tổ CNSCÐ trên địa bàn tỉnh Cà Mau và các văn bản chỉ đạo, toàn tỉnh thực hiện thí điểm 93 tổ ở 14 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thành phố. Trong đó, mỗi đơn vị cấp huyện, thành phố chọn từ 1 đến 4 xã, phường, thị trấn tham gia, tuỳ điều kiện từng địa phương, với tổng cộng 491 thành viên.

Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp các đơn vị, địa phương triển khai tập huấn cho các thành viên tổ CNSCÐ trên địa bàn. Trong đó, đối với tập huấn trực tiếp, đến ngày 31/8/2022, đã tập huấn 10 đơn vị cấp xã, với trên 300 thành viên tổ CNSCÐ tham dự; 4 đơn vị còn lại sẽ tập huấn trong tháng 9/2022.

"Ðến cuối tháng 8 vừa qua, đã có 13/14 đơn vị cấp xã tổ chức lễ ra mắt 83 tổ CNSCÐ, với trên 441 thành viên. Về nhân lực tổ CNSCÐ cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ. Qua tập huấn, các thành viên cũng đa số nắm bắt cơ bản được nghiệp vụ để triển khai công nghệ số đến với người dân", ông Nguyễn Văn Ðen đánh giá.

Cùng với các đơn vị khác, huyện Thới Bình cũng vừa triển khai ra mắt tổ CNSCÐ. UBND thị trấn Thới Bình là đơn vị được chọn thí điểm, đã thành lập 7 tổ CNSCÐ ở các khóm, với 52 thành viên.

Ông Trần Minh Nhân, Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, chia sẻ: “Thời gian qua, huyện đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số theo ngành, lĩnh vực, bước đầu đạt kết quả tích cực. Tuy vậy, từ thực tế triển khai cho thấy, chuyển đổi số chỉ thành công khi được người dân hiểu, hưởng ứng, tham gia, người dân trở thành công dân số, có các hoạt động được đưa lên môi trường số. Tỷ lệ người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng hệ thống vận hành của chính quyền điện tử, dịch vụ công trực tuyến còn thấp; việc triển khai, ứng dụng các hệ thống, phần mềm quản lý dữ liệu khác nhau nên việc kết nối, chia sẻ dữ liệu còn khó khăn...".

Do đó, việc các tổ CNSCÐ được thành lập và đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ từng bước khắc phục những hạn chế trên. Ðược người dân hưởng ứng, sử dụng thì chuyển đổi số sẽ đi vào cuộc sống. Tổ CNSCÐ là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, huyện đến thị trấn, khóm trong "dẫn dắt" người dân tiếp cận môi trường số.

Với hình thức đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người, các tổ CNSCÐ đã triển khai thực hiện việc truyền thông, hướng dẫn người dân các chủ trương, chính sách, pháp luật về chuyển đổi số; chuyển giao, hướng dẫn cài đặt, sử dụng nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số và ứng dụng trên app chính quyền điện tử (CaMau-G). Cụ thể như: phản ánh hiện trường; app dịch vụ công trực tuyến; sàn thương mại điện tử; giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt; lĩnh vực y tế (hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ người dân, đặt lịch khám bệnh, tư vấn từ xa vnCare - VNPT); lĩnh vực giáo dục (kết nối giữa phụ huynh, học sinh và nhà trường vnEdu - VNPT, quản lý nhà trường Smas - Viettel, quản lý học sinh, tra cứu điểm, kết quả học tập Edu.One - Viettel). Ðồng thời, thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến chuyển đổi số, công nghệ số theo sự chỉ đạo của Trung ương và chính quyền địa phương trong thời gian tới.

TP Cà Mau có đến 4 đơn vị được chọn thí điểm tổ CNSCÐ. Ông Lê Thanh Tùng, Chủ tịch UBND Phường 5, cho biết: “Sau khi thành lập các tổ CNSCÐ trên địa bàn phường, trong tuần này, sẽ bắt đầu hướng dẫn người dân thực hiện các công nghệ số ở từng khóm, từng tổ tự quản. Phường cũng lựa chọn thành viên tham gia chủ yếu là các đoàn thể. Hầu hết anh chị em có trình độ, nắm bắt công nghệ thông tin”.

Theo ông Nguyễn Văn Ðen, hiện tại còn một số khó khăn như: một số thành viên tổ CNSCÐ cũng chưa quen việc sử dụng công nghệ số, kỹ năng số, nhất là những người lớn tuổi, nên triển khai còn khó khăn. Thiết bị di động của nhiều người có dung lượng ít nên khó khăn cho việc cài đặt, sử dụng nhiều ứng dụng. Kinh phí hỗ trợ cho việc duy trì hoạt động các tổ CNSCÐ còn thiếu.

Ông Nguyễn Văn Ðen đề nghị, các thành viên trong tổ CNSCÐ cố gắng phát huy hết năng lực, sở trường bản thân triển khai có hiệu quả nền tảng số, công nghệ số đến từng khóm, hộ gia đình, gắn với cuộc sống của người dân. Các nội dung phải phù hợp với địa phương, người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực.

Thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các đơn vị được chọn thí điểm thành lập tổ CNSCÐ để duy trì hoạt động các tổ CNSCÐ trên địa bàn tỉnh. Ðồng thời, tiếp tục hướng dẫn nội dung, cử chuyên viên hỗ trợ các tổ CNSCÐ trong quá trình hoạt động./.

Theo: mic.gov.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Đà Nẵng, Phú Thọ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025

Ngày đăng 20/09/2023
UBND thành phố Đà Nẵng và UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025.

Thủ tục hành chính phải trực tuyến, toàn trình, liên thông

Ngày đăng 20/09/2023
Đó là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi về công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh, được nêu trong Thông báo kết luận số 354-TB/VPTU ngày 19/9/2023 của Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương.

Đến năm 2030, toàn tỉnh Yên Bái có 26 đô thị

Ngày đăng 18/09/2023
Đó là phương án quy hoạch hệ thống đô thị được nêu trong Quyết định số 1086/QĐ-TTg ngày 18/9/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nghệ An: Phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 40 - 45 đô thị

Ngày đăng 16/09/2023
Đó là phương án tổ chức hệ thống đô thị được nêu trong Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Lộ trình tinh giản biên chế khối cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2026

Ngày đăng 13/09/2023
Ngày 13/9/2023, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND quản lý biên chế khối các cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2026.

Tiêu điểm

Triển lãm số "Không gian Mộc bản triều Nguyễn"

Tối ngày 22/9/2023, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức khai mạc Triển lãm số “Không gian Mộc bản triều Nguyễn” và sự kiện “Hành trình di sản trong thời đại số” với sự tham gia của gần 200 đại biểu, khách mời là lãnh đạo Bộ Nội vụ, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, cùng nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ công tác trong lĩnh vực lưu trữ và văn hóa ở trung ương và địa phương.