Hà Nội, Ngày 24/09/2023

​Làm theo Bác “gần dân, sát dân”

Ngày đăng: 31/08/2022   14:51
Mặc định Cỡ chữ
Học và làm theo Bác phải: “gần dân, sâu sát nhân dân” với phương châm: “Tỉnh bám xã, huyện bám thôn, tổ dân phố, xã bám sát từng hộ dân và khu dân cư”; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp vào cuộc sống là những mô hình được áp dụng ở Lâm Đồng theo tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy.

Đồng chí Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII).

Theo đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị tỉnh Lâm Đồng đều xem việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là việc làm thường xuyên, trở thành nền nếp, có những chuyển biến rõ rệt về chất lượng, cụ thể hóa bằng những phần việc thiết thực, gắn với nhiệm vụ, trách nhiệm bản thân với gia đình và xã hội.

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đình Văn, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, các địa phương, cơ quan, đơn vị chú trọng triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đột phá với phương châm: Đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, hành động quyết liệt, biến thách thức thành cơ hội, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị; đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm nhằm phát triển hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao đạo đức công vụ, cải cách hành chính; hướng về cơ sở để giải quyết những vấn đề phát sinh từ cơ sở.

Tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy là các mô hình học và làm theo Bác phải: “Gần dân, sâu sát nhân dân” với phương châm: “Tỉnh bám xã, huyện bám thôn, tổ dân phố, xã bám sát từng hộ dân và khu dân cư”; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp vào cuộc sống.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay trong làm theo Bác như: tổ chức chào cờ và sinh hoạt chính trị dưới cờ sáng thứ Hai hằng tuần tại các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và huyện; sáng thứ Hai hằng tháng tại các xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố. Tại huyện Đạ Huoai có mô hình “Ngày Chủ nhật vì môi trường”; “Ngày Chủ nhật cùng nhân dân” trong cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện, mỗi tháng tổ chức 1 đợt công tác xã hội hỗ trợ cho 1 xã trên địa bàn huyện làm công tác dân vận; mô hình “3 không, 2 biết” (Không trễ hẹn, không sách nhiễu phiền hà, không bổ sung quá 1 lần hồ sơ; biết linh hoạt và xin lỗi dân khi trễ hẹn hồ sơ); mô hình “Quyên góp quần áo, xe đạp, sách vỡ cũ, mới, bữa ăn sáng để hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn”. Kết hợp với triển khai kế hoạch xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; tập trung nâng cao các tiêu chí; quan tâm chăm sóc cảnh quan; hoàn thành xây dựng 3 công viên tại 3 xã: Đạ Lây, Mỹ Đức, Quốc Oai.

Đoàn viên thanh niên Trường Đại học Đà Lạt sáng tạo mô hình radio “Nhịp sống giảng đường” phát thanh trên các kênh Facebook và Youtube chính thức của Trường vào các khung giờ giải lao và ra về của sinh viên; xây dựng chi bộ 5 tốt, đảng viên 5 tốt; đoàn viên vui - khỏe - sáng tạo. Tại các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Đơn Dương khá hiệu quả với mô hình “Không rải vàng mã, không để quá thời gian quy định đối với việc tang”. Huyện Đức Trọng có mô hình “Tiếng kẻng an ninh”; “Tổ dân phố không có tội phạm và tệ nạn xã hội”. Huyện Lâm Hà tích cực “Xây dựng đơn vị vững mạnh, toàn diện, nâng cao chất lượng giải quyết vụ việc, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn”; tăng cường đưa chữ “Lễ” vào trong trường học. Huyện Đơn Dương triển khai “Khu dân cư có đường thôn, ngõ, xóm xanh - sạch - đẹp và xây dựng hội viên văn hoá tiên tiến”; “Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ dân vận thôn”; “Xây dựng điển hình khu dân cư không có tội phạm, gia đình văn hóa tiêu biểu”; “Đường bê tông dân sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân địa phương; “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của công chức, viên chức và người lao động”…Thành phố Bảo Lộc có “Vùng đồng bào dân tộc thiểu số tự quản về an ninh trật tự - vệ sinh môi trường; Giáo xứ “An ninh trật tự, sáng - xanh - sạch - đẹp”. Các huyện Đạ Tẻh, Di Linh, Bảo Lâm duy trì mô hình “Truyền dạy cồng chiêng cho đoàn viên thanh niên”. Các huyện Lạc Dương, Di Linh, Đam Rông, Đạ Huoai tích cực triển khai “Tặng ảnh Bác Hồ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số”. Huyện Đam Rông  thành công với mô hình “Nói không với đi làm muộn giờ”; “xây dựng cột cờ cho các nhà văn hóa thôn”. Huyện Cát Tiên lan tỏa “Mỗi ngày làm một việc tốt, có ích”; “Cán bộ chủ chốt làm việc tại các cụm, địa phương ít nhất 1 lần/1 tháng”…

Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có trên 1.000 mô hình, tập trung trên các lĩnh vực như: phát triển kinh tế, giúp nhau vươn lên thoát nghèo, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, giám sát và phản biện xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ tập quán lạc hậu, xoay nhanh vòng vốn tiết kiệm thời gian, thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị vững mạnh.

Thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị phải duy trì công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, gương người tốt, việc tốt. Đặc biệt, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp phải nêu cao tính tiền phong, gương mẫu; hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; chống các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân; thực hiện “nói đi đôi với làm”, tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức, trách nhiệm tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong trong công việc hằng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân./.

Theo: hochiminh.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Nội dung và giá trị cốt lõi trong tác phẩm “Thường thức chính trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày đăng 07/09/2023
Tác phẩm “Thường thức chính trị” của  Chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1953 đã trang bị cho người đọc những hiểu biết căn cốt nhất về chính trị từ vấn đề giai cấp đến vấn đề dân tộc, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, từ xây dựng Đảng đến xây dựng Nhà nước… Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm quan trọng này không chỉ là định hướng cho toàn Đảng, toàn dân về cách nghĩ, cách làm mà còn tạo niềm tin tất thắng vào sự nghiệp cách mạng. Cho đến nay, tác phẩm “Thường thức chính trị” vẫn còn nguyên tính thời sự, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. 

Quan điểm “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay

Ngày đăng 15/08/2023
Trong bài phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”(1) - đây là luận điểm sâu sắc, nhất quán và xuyên suốt trong tư tưởng của Người về Đảng Cộng sản Việt Nam; là kết tinh những giá trị đặc sắc của danh dự, sự đoàn kết, trí tuệ, bản lĩnh và trong sáng của mỗi đảng viên và tổ chức Đảng. Chính vì lẽ đó, Đảng ta luôn kế thừa và vận dụng sáng tạo những quan điểm của Người vào việc xây dựng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh đến nhân dân Hàn Quốc

Ngày đăng 16/08/2023
“Tôi vô cùng ấn tượng trước tinh thần yêu nước, thương dân, yêu dân tộc, suốt đời hy sinh vì nước, vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người là vĩ nhân được Nhân dân Việt Nam cũng như thế giới kính trọng…”

Học tập phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày đăng 24/07/2023
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao sự cần thiết và vai trò của việc nêu gương đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Nêu gương được Người coi là một trong những cách thức quan trọng để cán bộ, đảng viên phát huy trách nhiệm của mình trước Đảng và trước Nhân dân. Tư tưởng đó của Người có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay

Ngày đăng 25/07/2023
Từ những ngày đầu trong hành trình tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã quan tâm tìm kiếm mô hình nhà nước vừa đảm bảo kế thừa truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam, vừa tiếp thu và kế thừa các giá trị văn minh pháp lý nhân loại, trong đó có tư tưởng về nhà nước pháp quyền. Khi giữ cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước, tư tưởng này của Người đã từng bước được hiện thực hóa. Ngày nay, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã và đang quyết tâm kế thừa, phát triển tư tưởng của Người để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”(1).

Tiêu điểm

Triển lãm số "Không gian Mộc bản triều Nguyễn"

Tối ngày 22/9/2023, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức khai mạc Triển lãm số “Không gian Mộc bản triều Nguyễn” và sự kiện “Hành trình di sản trong thời đại số” với sự tham gia của gần 200 đại biểu, khách mời là lãnh đạo Bộ Nội vụ, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, cùng nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ công tác trong lĩnh vực lưu trữ và văn hóa ở trung ương và địa phương.