Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Thách thức đối với nền công vụ Campuchia và những ưu tiên trong hợp tác về các vấn đề công vụ

Ngày đăng: 16/08/2022   16:21
Mặc định Cỡ chữ
Trong khuôn khổ Hội nghị Hợp tác ASEAN về các vấn đề công vụ lần thứ 21, do Bộ Nội vụ Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên, diễn ra tại Hà Nội trong những ngày đầu tháng 8 vừa qua. Với chủ đề “Hiện đại hóa nền công vụ hướng tới Cộng đồng ASEAN gắn kết và thích ứng”, đại diện các nước thành viên ASEAN đã cùng nhau thảo luận và chia sẻ các vấn đề nhằm xây dựng nền công vụ minh bạch gắn với việc nâng cao đạo đức công vụ, hiện đại hóa nền công vụ, số hóa dịch vụ công, thúc đẩy chính phủ điện tử… Đoàn đại biểu Campuchia đã có Báo cáo quốc gia gửi đến Hội nghị liên quan đến các thách thức đối với nền công vụ Campuchia và những ưu tiên trong hợp tác về các vấn đề công vụ của nước này.
Đại diện Đoàn đại biểu Campuchia phát biểu tại Cuộc họp những người đứng đầu các nền công vụ trong khuôn khổ Hợp tác ASEAN về các vấn đề công vụ lần thứ 21.

Những thách thức đối với nền công vụ Campuchia

Để chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai, Campuchia hết sức chú trọng giải quyết một số thách thức trong hành chính công nhằm đảm bảo và hỗ trợ một xã hội hòa bình, hài hòa và thịnh vượng. Những thách thức đó là:

(1) Sự chênh lệch giữa các khung chính sách, các chiến lược, chương trình và quy định; việc triển khai hiệu quả của các bộ, cơ quan và đơn vị công.

(2) Chưa có sự liên thông tốt giữa các cơ quan trong nền hành chính công; trong khi đó, cách tiếp cận làm việc trong từng Bộ/cơ quan và giữa các Bộ/cơ quan chưa được hỗ trợ tốt hoặc chưa tương xứng với nhau để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng dịch vụ công.

(3) Các sáng kiến, đổi mới và cách quản lý dựa trên hiệu suất công việc chưa được chấp nhận và triển khai rộng rãi trong khi quy trình công việc chưa được đơn giản hoá, phân công hoặc phi tập trung hoá.

(4) Khả năng và năng lực tận dụng tiến bộ khoa học trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao chất lượng vận hành dịch vụ công còn hạn chế.

(5) Khả năng lãnh đạo và các kỹ năng của đội ngũ công chức ở cấp vận hành và tổ chức chưa đáp ứng hiệu quả sự phát triển của xã hội.

(6) Các tác động của dịch bệnh COVID-19 và các tác động khác từ quốc tế. 

Nhằm thúc đẩy quản trị trong khu vực công và giải quyết những thách thức, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã xây dựng Chương trình Quốc gia về Cải cách hành chính công giai đoạn 2022-2035, được chia thành ba giai đoạn nhỏ:

Giai đoạn 1 (2022-2025): Cải cách và củng cố về thể chế;

Giai đoạn 2 (2026-2030): Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong khu vực công;

Giai đoạn 3 (2031-2035): Trách nhiệm giải trình hiệu quả hoạt động trong dịch vụ công.

Những ưu tiên của Campuchia trong hợp tác về các vấn đề công vụ nhằm giải quyết những thách thức

Một phần mục tiêu chính của Chương trình Quốc gia về Cải cách hành chính công giai đoạn 2022-2035 là triển khai hệ thống quản lý dựa trên hiệu quả hoạt động. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đưa ra các nhóm hoạt động sau:

Thứ nhất, đổi mới và nâng cao năng lực của các tổ chức công, tập trung vào bốn hoạt động chính: 1) hợp lý hóa chức năng, tổ chức bộ máy quản lý, phối hợp giữa các cơ quan; 2) tăng cường sự lãnh đạo trong quản lý hành chính công; 3) thúc đẩy chính sách dụng tài trong quản lý hành chính công; 4) tăng cường năng lực của công chức và quản lý tổ chức công.

Thứ hai, khuyến khích sự trong sạch trong hành chính công, nhấn mạnh tăng cường tính minh bạch, chất lượng và trách nhiệm giải trình trong cung cấp dịch vụ công, tăng cường hiệu quả tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức, gắn liền với tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán trong khu vực công.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả công việc, tập trung vào: cải cách chế độ đãi ngộ đối với công chức theo nguyên tắc hiệu quả công việc, công bằng và nhất quán; thúc đẩy đổi mới quản lý hành chính công và củng cố nền hành chính thống nhất ở các cấp địa phương; triển khai hệ thống quản lý dựa trên kết quả công việc, đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý các cơ sở công lập.

Ba hoạt động trên cũng là ưu tiên chính mà Campuchia sẽ hợp tác với các nước thành viên ASEAN và các quốc gia khác nhằm giải quyết các thách thức đối với nền công vụ của nước này./.

Nhật Nam

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Ngày đăng 29/03/2024
Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày đăng 22/03/2024
Nhận diện và phòng ngừa tham nhũng (PNTN) là một vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu, đặc biệt trong một số lĩnh vực quan trọng liên quan tới các dịch vụ công cơ bản như y tế hay giáo dục, từ đó, giúp các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình tham mưu, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về nhận diện và phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công có liên quan đến khu vực tư.

Vận dụng các mô hình văn hóa trong quản lý giáo dục

Ngày đăng 11/03/2024
Hiện nay, hệ thống giáo dục cần được quản lý theo hướng mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở các lứa tuổi khác nhau và đáp ứng yêu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực bảo đảm phát triển bền vững. Đồng thời, trong xu thế phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi các tổ chức phải trở thành “tổ chức học tập”, “đơn vị học tập” và “xã hội học tập”. Do đó, quản lý không giản đơn là việc thực hiện các chức năng hành chính mà quản lý luôn bao gồm việc xây dựng văn hóa tổ chức theo các mô hình như “ba tầng cấp, bốn chiều cạnh văn hóa” và mô hình “các loại hình văn hóa”(1). Cách tiếp cận quản lý theo mô hình văn hóa không thay thế mà bổ sung làm phong phú và đa dạng cho các cách tiếp cận lý thuyết quản lý đối với các loại tổ chức trong xã hội ngày nay. 

Bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia và những gợi mở đối với Việt Nam

Ngày đăng 27/02/2024
Trong những năm gần đây, vấn đề để lộ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số ở Việt Nam rất đáng báo động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân, cũng như của xã hội. Bài viết nghiên cứu việc bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số của một số quốc gia trên thế giới, đây là những kinh nghiệm và gợi mở đối với Việt Nam để tiếp tục có giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số hiện nay. 

Mô hình thành phố thuộc tỉnh của một số quốc gia trên thế giới

Ngày đăng 05/02/2024
Trên thế giới, mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh hay tiểu bang khá đa dạng. Về cơ bản, các nước trên thế giới nghiêng theo cơ chế Hội đồng - Thị trưởng và cùng song hành hoạt động trong mục tiêu quản trị địa phương. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào quy định của pháp luật chung của một quốc gia hay hệ thống pháp luật riêng của tiểu bang hoặc tỉnh có năng lực tự quản cao mà mô hình thành phố thuộc tỉnh ở mỗi quốc gia lại có những hình thức khác nhau. Bài viết này tổng hợp một số mô hình chính quyền thành phố thuộc tỉnh ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đức, đồng thời đưa ra một số gợi mở đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.