Hà Nội, Ngày 30/03/2024

TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành 55/89 nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch công tác CCHC năm 2022

Ngày đăng: 13/08/2022   11:55
Mặc định Cỡ chữ
Đó là thông tin được Giám đốc Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh Huỳnh Thanh Nhân báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính (CCHC) 6 tháng đầu năm 2022 và phân tích, đánh giá các chỉ số liên quan công tác CCHC của Thành phố, diễn ra ngày 12/8/2022, được đăng trên Cổng thông tin điện tử TP Hồ Chí Minh.

Quang cảnh Hội nghị. Nguồn: hochiminhcity.gov.vn

Cụ thể, đến nay Thành phố đã hoàn thành 55/89 (đạt 61,79%) nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch công tác CCHC năm 2022. Đối với các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Thành phố đã hoàn thành 34/46 nhiệm vụ được giao, còn 12 nhiệm vụ trong thời gian thực hiện.

Trong 6 tháng, Thành phố đã thực hiện 1 số công tác trọng tâm như: tổ chức Tháng hành động “Tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính ngay trong ngày” năm 2022 và ngày hội “giải quyết thủ tục hành chính”; phát động phong trào thi đua về CCHC và nhân rộng mô hình, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu về CCHC trên địa bàn Thành phố năm 2022; thành lập 5 đoàn công tác duyệt chương trình, kế hoạch công tác năm 2022, ban hành kế hoạch và tổ chức kiểm tra, khảo sát CCHC tại 24 đơn vị là các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, TP Thủ Đức; ban hành chỉ thị về việc thực hiện hiệu quả công tác CCHC giai đoạn 2022 - 2025.

Về cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hiện nay có 1.733 TTHC đang áp dụng, trong đó 1.421 TTHC thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, 199 TTHC thuộc thẩm quyền cấp huyện, 113 TTHC thuộc thẩm quyền cấp xã. Thành phố đã ban hành Phương án đơn giản hóa TTHC năm 2022, kiến nghị bãi bỏ 279 TTHC thuộc 12 lĩnh vực; thực hiện rà soát, thống kê TTHC 03 năm không phát sinh hồ sơ: có 898 thủ tục thuộc 17 lĩnh vực không phát sinh hồ sơ từ năm 2018 đến nay; tiếp nhận mới 1.742 trường hợp phản ánh, kiến nghị, trong đó 477 trường hợp về quy định hành chính và việc thực hiện TTHC; 1.265 trường hợp không thuộc phạm vi, thẩm quyền xử lý.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Thành phố đã triển khai thực hiện các giải pháp về cải cách tổ chức bộ máy; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số.

Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe báo cáo phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện Chỉ số PCI; phân tích, đánh giá hướng dẫn về Chỉ số PAR Index, Chỉ số SIPAS năm 2021 của Thành phố và định hướng các giải pháp để nâng cao các chỉ số này trong năm 2022 và những năm tiếp theo./.

Duy Thái

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Các bộ, ngành đã đơn giản hóa 721/1.086 thủ tục hành chính

Ngày đăng 28/03/2024
Văn phòng Chính phủ cho biết, đến nay các bộ, ngành đã đơn giản hóa 721/1.086 thủ tục hành chính được giao tại các nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, đạt 66%;...

Nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành, tạo đột phá trong cải cách hành chính năm 2024

Ngày đăng 18/03/2024
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. 

Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 năm 2024

Ngày đăng 13/03/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 năm 2024, thời gian hoàn thành trước ngày 15/3/2024. Chậm nhất trong năm 2024 phải hoàn thành việc nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu của Nghị định số 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Kiện toàn tổ chức bộ máy tham mưu, giúp việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp hiện nay

Ngày đăng 13/03/2024
Thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là sự đồng tình, hưởng ứng và tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, Chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. 

Các bộ, ngành, địa phương cần chủ động phối hợp để xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày đăng 06/03/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 yêu cầu các bộ, ngành trung ương cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương để kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc xây dựng Đề án sắp xếp của từng địa phương cũng như quá trình thực hiện sắp xếp ĐVHC; làm tốt công tác truyền thông dưới nhiều hình thức nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao cả về nhận thức và hành động trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các chủ thể có liên quan, bị tác động và ảnh hưởng trong quá trình sắp xếp.

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.