Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam về quản lý thị trường mã hóa khi ứng dụng công nghệ Blockchain

Ngày đăng: 09/08/2022   15:58
Mặc định Cỡ chữ
Tại Hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế về phát triển công nghệ Blockchain và khuyến nghị cho Việt Nam” do Ủy ban Đối ngoại phối hợp với Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức, ông Hidaka Yoshihito - Bí thư thứ Nhất, Ban Kinh tế (Đại sứ quán Nhật Bản) có những chia sẻ với Việt Nam về kinh nghiệm quản lý thị trường mã hóa...

Ông Hidaka Yoshihito - Bí thư thứ Nhất, Ban Kinh tế (Đại sứ quán Nhật Bản) chia sẻ kinh nghiệm quản lý thị trường tiền mã hóa và đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam.

Trước làn sóng bùng nổ của công nghệ toàn cầu, với chính sách ngày càng thuận lợi, mức độ quan tâm của doanh nghiệp ngày càng tăng, thị trường công nghệ chuỗi khối (Blockchain), Việt Nam dự báo tiếp tục phát triển tích cực. Bên cạnh những thuận lợi, tiện ích thì công nghệ Blockchain cũng đặt ra những thách thức lớn đối với Chính phủ ở các nước. Đó là những thách thức chính phổ biến nhất liên quan đến các vấn đề trốn thuế, rửa tiền, tài trợ cho khủng bố… Chính vì vậy, song song với việc cần tạo hành lang pháp lý cho phát triển công nghệ Blockchain thì Việt Nam cần nghiên cứu, hoàn thiện các khung khổ luật pháp một cách chặt chẽ để bảo vệ lợi ích, thông tin cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khi sử dụng công nghệ này.

Tại Hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế về phát triển công nghệ Blockchain và khuyến nghị cho Việt Nam do Ủy ban Đối ngoại phối hợp với Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức mới đây, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Mạnh Tiến nhấn mạnh, công nghệ Blockchain đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các thành phần kinh tế-chính trị và xã hội trên thế giới khi công nghệ này đã cách mạng hóa thương mại truyền thống do tính năng sổ cái, mọi bản ghi trong sổ cái này đều được bảo mật bằng các quy tắc mật mã giúp thông tin được an toàn, không bị giả mạo.

Việc ứng dụng công nghệ Blockchain tạo ra nhiều lợi ích trong việc tăng hiệu quả quy trình làm việc, lưu trữ dữ liệu, quản lý việc cung cấp hàng hóa, giảm lỗi trong luồng tài liệu, thời lượng, giảm thời gian của chu trình hậu cần. Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã nhận ra tiềm năng của công nghệ Blockchain và tìm cách áp dụng vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, vận tải, logistic, y tế, giáo dục...

Trước làn sóng bùng nổ của công nghệ toàn cầu, với chính sách ngày càng thuận lợi, mức độ quan tâm của doanh nghiệp ngày càng tăng, thị trường Blockchain Việt Nam dự báo tiếp tục phát triển tích cực. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, cùng sự nhạy bén nắm bắt xu hướng mới đã xây dựng được tên tuổi của mình trong lĩnh vực cung cấp nền tảng ứng dụng Blockchain.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Mạnh Tiến, "sân chơi lớn" Blockchain rất cần có sự định hướng và dẫn dắt kịp thời. Với mục tiêu Việt Nam không bị "bỏ lại phía sau" và chậm nhịp so với sự phát triển về công nghệ của nhiều nước, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng lần đầu tiên nhấn mạnh đến chuyển đổi số và phát triển kinh tế số, theo đó nhấn mạnh cần "phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo", đồng thời đặt ra yêu cầu đổi mới tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hướng tới mục tiêu "đến năm 2025 kinh tế số đóng góp khoảng 20% GDP, năm 2030 khoảng 30% GDP".

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Mạnh Tiến cho rằng, ngoài những nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan, cần thiết có sự đồng hành và chia sẻ kinh nghiệm từ các quốc gia đang trong tiến trình số hóa cũng như các doanh nghiệp trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này, giám sát việc thực hiện của Chính phủ về ngân sách và các cam kết quốc tế, nghị quyết, văn bản pháp luật khác của Quốc hội về các chính sách phát triển nền kinh tế số.

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý thị trường mã hóa khi ứng dụng công nghệ Blockchain, ông Hidaka Yoshihito - Bí thư thứ Nhất, Ban Kinh tế (Đại sứ quán Nhật Bản) cho biết, vào năm 2014 khi máy chủ của Công ty MtGox chuyên thực hiện các giao dịch mua bán đồng Bitcoin của Nhật bản đã bị tấn công khiến cho một lượng lớn Bitcoin và tiền gửi bị thất thoát. Theo báo chí khi đó đưa tin, lượng đồng Bitcoin bị rò rỉ có giá trị lên đến 340 triệu đô la Mỹ.

Vào thời điểm khi đó, đồng Bitcoin là đại diện tiêu biểu cho tài sản mã hoá, các giao dịch trong thực tế được tiến hành khi chưa có các quy định pháp luật. Tuy nhiên, theo xu thế các giao dịch của tài sản mã hoá tăng lên, với quan điểm bảo hộ người sử dụng, và với quan điểm cần có giải pháp để chống rửa tiền, tính cần thiết phải xây dựng quy định pháp luật về tài sản mã hoá đã được đưa ra trao đổi và thảo luận.   

Không chỉ trong nước Nhật Bản, tại các sự kiện mang tầm quốc tế, vấn đề về quản lý tiền mã hoá cũng được đưa ra thảo luận, cụ thể là trong Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh G7 Elmau được tổ chức tại Đức vào tháng 6/2015 cũng đã nêu về việc cần có hành động cụ thể hơn nữa để đảm bảo cho sự phát triển minh bạch của tất cả các dòng tài chính bao gồm cả những quy định thích hợp đối với tiền ảo và các loại hình thức toán mới khác.

Còn trong hướng dẫn của FATF (Lực lượng đặc nhiệm Hành động Tài chính) thì có nêu: Mỗi quốc gia nên áp đặt hệ thống đăng ký/cấp phép đối với các sàn giao dịch trao đổi tiền ảo với đồng tiền pháp định, cũng như các quy định về nghĩa vụ của người sử dụng nhằm hạn chế rửa tiền và tài trợ khủng bố. Trước bối cảnh đó, vào năm 2016, Nhật Bản đã tiến tới sửa đổi Luật Dịch vụ thanh toán và Luật Phòng chống chuyển tiền từ nguồn thu phạm pháp, qua đó đã đưa tài sản mã hoá đặt dưới sự quản lý của quy định pháp luật.   

Ông Hidaka Yoshihito nhấn mạnh: Theo quy định trong Luật sửa đổi, các công ty điều hành sàn giao dịch tài sản mã hoá sẽ phải đăng ký hoạt động với Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản, một đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính. Để được phê duyệt đăng ký hoạt động, công ty điều hành sàn giao dịch trao đổi cần đáp ứng các điều kiện như có vốn trên 10 triệu yên, tài sản ròng không phải là nợ phải trả.

Ngoài ra, trong Luật sửa đổi cũng đưa ra các quy định để bảo hộ người sử dụng, nghĩa vụ chống rửa tiền. Nghĩa vụ để bảo hộ người sử dụng gồm nhiều phương diện như cung cấp đầy đủ thông tin về nội dung trong hợp đồng như cơ chế của tài sản ảo, lệ phí…quản lý, phân định minh bạch tài sản mã hoá đã nhận từ người sử dụng với tài sản mã hoá của chính công ty điều hành sàn giao dịch, cấm quảng cáo khoa trương, hiển thị sai lệch. Giải pháp phòng ngừa rửa tiền là khi tiến hành giao dịch tài sản ảo, công ty điều hành sàn giao dịch sẽ bắt buộc phải kiểm tra xác nhận danh tính của người sửu dụng bằng các công cụ hợp pháp như kiểm tra Bằng lái xe…

Tuy nhiên, do hiện tượng phát sinh các sự vụ về rò rỉ tài sản mã hoá sau khi đã có các quy định sửa đổi, vào năm 2019, Nhật Bản đã một lần nữa tiến hành sửa đổi các luật liên quan. Ngoài ra, giải pháp để phòng chống rửa tiền là công ty điều hành sàn giao dịch sẽ phải gửi thông báo trước về những thay đổi của tài sản mã hoá mà công ty quản lý để xác nhận việc có tham gia vào hệ thống rửa tiền hay không.  

Bằng các cách quản lý như trên, Nhật Bản không chỉ quản lý thị trường tài sản mã hoá như bitcoin mà còn tiến tới xem xét để phổ biến Stablecoin được thiết kế lưu hành ổn định như đồng đô la Mỹ hay vàng.

Theo ông Hidaka Yoshihito, những thay đổi gần đây ở Nhật Bản có thể kể đến việc tiến hành sửa đổi Luật vào tháng 6/2022 với yêu cầu bên trung gian của stablecoin sẽ không chỉ phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin cho người sử dụng, có giải pháp để phòng ngừa rửa tiền, tài trợ khủng bố mà còn phải thực hiện nhiều những nghĩa vụ khác. Tuy nhiên, hiện vẫn đang trong quá trình xem xét về cách thức phù hợp khi xây dựng quy chế đối với đơn vị phát hành stablecoin.

Theo ông Hidaka Yoshihito, việc ứng dụng công nghệ Blockchain ở Việt Nam còn mới mẻ và chưa được người dân biết đến nhiều. Chính vì vậy, để phòng chống rủi ro cho người dân và hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp thì Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm ứng dụng hệ thống này ở các nước trên thế giới để từ đó rút ra những bài học cần thiết cũng như đưa ra giải pháp ngăn ngừa kịp thời những rủi ro khi ứng dụng công nghệ mới này trong giao dịch thương mại điện tử, công nghệ số... Ngoài ra, các cơ quan soạn thảo, xây dựng luật pháp của Việt Nam cần xem xét, sửa đổi, hoàn thiện một số luật liên quan đến việc sử dụng công nghệ Blockchain, sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam cũng như có thể liên thông với thị trường kinh tế quốc tế./.

Theo: quochoi.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Điện Biên tập trung nguồn lực cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày đăng 28/03/2024
Thường trực Ban Bí thư đề nghị các cơ quan, mỗi cá nhân cần toàn tâm, toàn ý, phát huy cao nhất trách nhiệm, năng lực thực hiện tốt phần việc được giao, đảm bảo Lễ kỷ niệm thành công tốt đẹp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt Đoàn đại biểu nhân sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu thành phố Hà Nội

Ngày đăng 27/03/2024
Chiều tối 27/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp mặt Đoàn đại biểu nhân sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu của thành phố Hà Nội. Đánh giá cao và biểu dương đóng góp của cộng đồng nhân sĩ, trí thức, tín đồ tôn giáo và đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội mong muốn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô, trong đó có cộng đồng nhân sĩ, trí thức, tín đồ tôn giáo và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Thủ đô Hà Nội, khơi dậy khát vọng và trách nhiệm phát triển Thủ đô Hà Nội.

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng (02/4/1904 - 02/4/2024)

Ngày đăng 07/03/2024
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng (bí danh Sao Đỏ, Hai Nam, Triệu Vân…), thường được các đồng chí hoạt động cách mạng cùng thời gọi là Anh Cả; sinh ngày 02/4/1904 tại thôn Đông, xã Đoàn Lâm, tổng Đoàn Lâm, huyện Thanh Miện, nay là xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trong một gia đình nghèo có truyền thống yêu nước. Đồng chí là lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Yêu cầu đối tượng thực hiện giải trình làm rõ các vấn đề chưa thực hiện được, đề xuất giải pháp khắc phục, lộ trình thực hiện

Ngày đăng 27/03/2024
Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cho rằng, khi tiến hành lựa chọn vấn đề yêu cầu thành viên Chính phủ giải trình cần bám sát thực tiễn những vấn đề nóng, bức xúc nổi lên trong đời sống, đồng thời yêu cầu đối tượng thực hiện giải trình báo cáo, làm rõ những vấn đề đã thực hiện được, chưa thực hiện được và đề xuất các giải pháp khắc phục, lộ trình thực hiện đối với những vấn đề được yêu cầu giải trình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện "5 xung kích", "6 khát vọng" trong chuyển đổi số

Ngày đăng 26/03/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị thanh niên cần thực hiện "5 xung kích", "6 khát vọng", là lực lượng xung kích, nòng cốt, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành quốc gia số.

Tiêu điểm

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.