Hà Nội, Ngày 29/03/2024

Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ tổ chức góp ý dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Ngày đăng: 04/08/2022   16:26
Mặc định Cỡ chữ
Ngày 02/8/2022, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) 02 tỉnh Bắc Giang và Phú Thọ đã tổ chức các Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, tại thị trấn Vôi và xã Tân Dĩnh (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). Ảnh: quochoi.vn

Đóng góp ý kiến tham gia vào dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, các đại biểu của thị trấn Vôi và xã Tân Dĩnh (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) bày tỏ sự nhất trí cao đối với nội dung dự thảo Luật. Tuy vậy, nhiều ý kiến băn khoăn xung quanh quy định về thẩm quyền đề xuất nội dung để cộng đồng dân cư bàn và quyết định, như yêu cầu “Cử tri có sáng kiến đề xuất nội dung và phải có 10% cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tại thôn, tổ dân phố đồng thuận…” sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện, thiếu tính khả thi”; yêu cầu quyết định của cộng đồng dân cư được thông qua khi có hơn 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành, có giá trị bắt buộc thi hành đối với công dân sinh sống trong cộng đồng dân cư. Quy định này khó thực hiện vì thực tế các cuộc họp dân hiện nay khó huy động được 100% cử tri do người dân bận lao động, sản xuất, kinh doanh, vắng mặt trong các cuộc họp. Do vậy cần điều chỉnh tỷ lệ phù hợp hơn với tình hình thực tiễn...

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thành Nam chủ trì Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ảnh: phutho.gov.vn

Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, các đại biểu đại diện cho cử tri thị xã Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) cơ bản thống nhất với kết cấu, bố cục, nội dung và sự cần thiết ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đồng thời đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung và đa dạng hóa hình thức công khai thông tin; việc thành lập Ban Thanh tra nhân dân ở tất cả các loại hình cơ sở là không cần thiết và nên quy định nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân tương đương với nhiệm kỳ của chi bộ cơ sở, Trưởng khu dân cư là 2,5 năm và một số nội dung về chế độ phụ cấp, kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân; làm rõ thêm phạm vi, đối tượng điều chỉnh trong Luật..../.

Duy Thái

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở góp phần thể chế hóa quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa

Ngày đăng 05/02/2024
Theo TS Nguyễn Đình Quyền, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn năm 2045, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện Luật này trên thực tế sẽ góp phần quan trọng thể chế hóa các quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Hà Nội: Phát huy tối đa quyền làm chủ của người dân

Ngày đăng 05/01/2024
Ngày 05/01/2024, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban công tác năm 2023; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị.  

Bắc Giang: Biên soạn, phát hành 2 nghìn cuốn sổ tay về xây dựng chính quyền thân thiện

Ngày đăng 04/01/2024
Ban Chỉ đạo tỉnh Bắc Giang về thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở vừa biên soạn, phát hành 2 nghìn cuốn sổ tay “Chính quyền thân thiện xã, phường, thị trấn”.

Gắn phát huy dân chủ với cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Ngày đăng 28/11/2023
Sáng ngày 28/11/2023, tại Trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và văn bản liên quan. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.

Đẩy mạnh công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Ngày đăng 21/11/2023
Văn phòng Chính phủ luôn bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thể chế hóa các quan điểm, chủ trương mới của Đảng về công tác dân vận và thực hiện dân chủ ở cơ sở thành các văn bản, quy định cụ thể để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong Văn phòng Chính phủ thực hiện. Qua đó đã góp phần tạo sự đồng thuận, thống nhất và phát huy sức mạnh đoàn kết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tại Văn phòng Chính phủ để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.

Tiêu điểm

Sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam

Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động cả chiều thuận lợi và không thuận lợi đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá sự tác động đó để có giải pháp phù hợp với chính sách an sinh xã hội một cách hiệu quả. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.