Hà Nội, Ngày 28/03/2024

Hà Nội: Bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân qua hoạt động giám sát

Ngày đăng: 02/08/2022   15:18
Mặc định Cỡ chữ
Sau hơn một năm thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, Mặt trận Tổ quốc các phường ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí trong hệ thống chính trị của cơ sở, nhất là trong công tác giám sát, phản biện các vấn đề tại địa phương, góp phần giúp Ủy ban nhân dân phường thực hiện tốt các nhiệm vụ của cơ quan này.
Mặt trận Tổ quốc phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) giám sát công tác cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân phường.

Sáu tháng đầu năm 2022, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức thành công ba cuộc giám sát chuyên đề và hai hội nghị phản biện xã hội. Trong đó, Mặt trận phường đã giám sát hai cuộc về nội dung liên quan tới an sinh xã hội và thực hiện các nghị quyết liên quan đến chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động và về thực hiện công tác cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân phường. Đáng lưu ý, việc giám sát về thực hiện cải cách hành chính tại phường đã cho thấy những kết quả rõ nét, giúp chính quyền kịp thời chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức phường. "Đoàn giám sát ngoài Thường trực Mặt trận gồm 5 đồng chí, còn có 13 đồng chí trong Ban công tác Mặt trận, phân công lịch luân phiên giám sát tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường về việc cải cách hành chính và nền nếp của cán bộ, công chức. Tinh thần là vừa giám sát, vừa nhắc nhở để tạo thành nền nếp, tác phong, chứ không phải "vạch lá tìm sâu", Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Thành Công, Nguyễn Thị Minh Khuê cho biết.

Tại phường Khương Đình (quận Thanh Xuân), khi không còn Hội đồng nhân dân cấp phường, Mặt trận Tổ quốc trở thành kênh tiếp nhận thông tin phản ánh từ Nhân dân, vì vậy, hoạt động giám sát và phản biện xã hội được Mặt trận Tổ quốc phường đẩy mạnh. Trong đó, chú trọng giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức Ủy ban nhân dân phường theo Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên"; "Giám sát về trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú" theo Quy định số 213-QĐ/TW ngày 02/01/2020 của Bộ Chính trị khóa XII… Bám sát thực tiễn, đầu tháng 7 vừa qua, Mặt trận Tổ quốc phường đã tổ chức Hội nghị phản biện xã hội vào báo cáo kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh 6 tháng đầu năm của Ủy ban nhân dân phường khi phường thực hiện mô hình chính quyền đô thị.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Đàm Văn Huân, ngay sau khi Thành phố thực hiện việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội và Nghị định số 32/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 54/KH-MTTQ-BTT về việc thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội. Trên cơ sở kế hoạch của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các quận và thị xã Sơn Tây đã xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ trách nhiệm, nội dung công việc, cách thức tiến hành; bảo đảm sự phối hợp thống nhất hiệu quả giữa Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và chính quyền các cấp để thực hiện tốt việc thí điểm mô hình chính quyền đô thị; đồng thời, các đơn vị xây dựng và ban hành quy chế hoạt động mẫu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị và triển khai tới các đơn vị.

Trong một năm qua, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các phường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức 447 cuộc giám sát, tập trung vào các vấn đề như: công tác tiếp công dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường; việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ đối với người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo... Các ban thanh tra nhân dân đã tổ chức giám sát 1.996 cuộc, kiến nghị xử lý 241 vụ việc, cơ quan thẩm quyền giải quyết 227 vụ việc (đạt tỷ lệ 94,1%); các ban giám sát đầu tư cộng đồng đã tổ chức giám sát 686 cuộc, kiến nghị xử lý 72 vụ việc, đã khắc phục 69 vụ việc (95,8%). Ngoài ra, các ban thanh tra nhân dân còn tham gia phối hợp giám sát 1.813 cuộc về quản lý trật tự xây dựng, 281 cuộc về quản lý đất đai, 582 cuộc về thực hiện dân chủ ở cơ sở và 138 cuộc về các vụ việc khác.

Tuy nhiên, qua triển khai hoạt động tại cơ sở, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Khương Đình Trần Thị Phương Linh cho biết: về cơ bản, chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên vẫn thực hiện theo các văn bản trước, chưa có văn bản mới hướng dẫn việc thực hiện chức năng giám sát, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền khi không còn Hội đồng nhân dân phường. Các ý kiến của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội chỉ mang tính chất phản ánh, không có hiệu lực cao như ý kiến của Hội đồng nhân dân, vậy nên có nhiều trường hợp chính quyền xem nhẹ việc giải quyết các ý kiến theo kênh của Mặt trận Tổ quốc. Vì vậy, cần có những quy định cụ thể hơn về trách nhiệm và quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc phường theo hướng mở rộng quyền hạn cho Mặt trận Tổ quốc phù hợp với mô hình chính quyền đô thị; nâng cao hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong công tác giám sát, phản biện xã hội tại cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ..../.

Theo: nhandan.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ban hành Thông tư quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính

Ngày đăng 27/03/2024
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 202/TTg-NN ngày 26/3/2024 về việc triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15. Theo đó, giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành theo thẩm quyền Thông tư quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính và hướng dẫn việc giải quyết trường hợp chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính.

Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 là đòn bẩy hết sức hiệu quả để Thành phố Hồ Chí Minh tận dụng cơ hội phát triển nhanh và bền vững

Ngày đăng 25/03/2024
Trình bày tham luận tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức sáng 25/3/2024 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Thanh Nhân cho biết, trong năm 2023, HĐND Thành phố đã thông qua 25 nghị quyết triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội, là đòn bẩy hết sức hiệu quả để Thành phố Hồ Chí Minh tận dụng cơ hội phát triển nhanh và bền vững.

Đấu tranh với âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo hình thành “Nhà nước Khmer Krôm” ở Tây Nam Bộ

Ngày đăng 21/03/2024
Những năm gần đây, một số thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nam Bộ để tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc nhằm mục đích chống phá Nhà nước Việt Nam, đòi thành lập “Nhà nước Khmer Krôm”. Bài viết góp phần nhận diện và đấu tranh với âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để hình thành “Nhà nước Khmer Krôm” ở Tây Nam Bộ. 

Đến năm 2030, toàn tỉnh Lạng Sơn có 17 đô thị các loại

Ngày đăng 19/03/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 19/3/2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tạm dừng bầu, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại 5 huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng

Ngày đăng 19/03/2024
Tỉnh uỷ Lâm Đồng vừa có văn bản yêu cầu 5 huyện, thành phố tạm dừng việc bầu, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động các chức danh lãnh đạo, quản lý, trừ trường hợp khuyết người đứng đầu mà không bố trí được người phụ trách.

Tiêu điểm

Chat GPT - Góc nhìn quản lý nhà nước

Sự ra đời của Chat GPT (còn gọi là ChatGPT, chatbot) là bước “đột phá” cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ AI, có thể tác động lớn tới hành vi của con người theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù, còn nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tiềm ẩn nhưng nếu tiếp cận phát triển công nghệ này một cách có trách nhiệm và đạo đức thì có thể đảm bảo rằng Chat GPT sẽ trở thành một công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả lĩnh vực.